Biến đối khí hậu thúc đẩy nghề nuôi dê phát triển mạnh ở Đồng Tháp Mười

Biến đối khí hậu thúc đẩy nghề nuôi dê phát triển mạnh ở Đồng Tháp Mười

22:19 - 11/08/2024

ĐỒNG THÁP Dê là loài vật dễ nuôi, nguồn thức ăn chủ yếu tận dụng cỏ, lá cây, rau, củ quả tự nhiên nhưng cho thu nhập hấp dẫn.

Xuất khẩu rau quả lần đầu vượt mốc 6 tỷ USD
Đồng Nai chọn nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao là nhiệm vụ đột phá
Cây cà gai leo - 'vàng xanh' vùng đất cằn
Gia Lai trải ‘thảm đỏ’ cho các dự án đầu tư trồng rừng
Nhiều hoạt động hỗ trợ thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại ĐBSCL
Ông Phạm Hồng Hải bên trang trại nuôi dê theo hướng thịt và dê sinh sản. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Phạm Hồng Hải bên trang trại nuôi dê theo hướng thịt và dê sinh sản. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ở ĐBSCL, nghề nông truyền thống đã dần thay đổi để thích nghi với những thách thức của biến đổi khí hậu và thị trường. Trong bối cảnh đó, nông dân Phạm Hồng Hải, xã An Long, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đã tìm ra con đường mới để phát triển kinh tế gia đình bằng mô hình nuôi dê thịt và dê sinh sản. Mô hình này không chỉ đem lại thu nhập cao mà còn mở ra hướng đi mới cho nông dân trong khu vực.

Từ năm 2018, sau nhiều năm trăn trở với cây lúa và nuôi cá, ông Phạm Hồng Hải quyết định chuyển đổi sang mô hình nuôi dê. Quyết định này không phải ngẫu nhiên mà là kết quả của việc nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường và các mô hình chăn nuôi khác.

Ông Hải nhận thấy rằng, nhu cầu thịt dê và dê giống trên thị trường ngày càng tăng, trong khi nguồn cung lại khá hạn chế. Thêm vào đó, khí hậu và điều kiện tự nhiên ở vùng Đồng Tháp Mười rất phù hợp cho việc chăn nuôi dê, với nhiều đồng cỏ tự nhiên và ít dịch bệnh.

Để bắt đầu nghề nuôi dê, ông Hải đã đầu tư xây dựng chuồng trại đảm bảo thoáng mát, sạch sẽ và đủ rộng rãi cho dê sinh hoạt. Ông chọn giống dê Bách Thảo một giống dê thịt nổi tiếng để nuôi.

Ban đầu, chưa có vốn nhiều, ông Hải chỉ mua 4 con dê cái, 1 con dê đực để phát triển nghề mới. Để tối ưu hóa quy trình chăm sóc, ông đã tham gia nhiều khóa học về kỹ thuật nuôi dê, học hỏi kinh nghiệm từ các trang trại lớn.

Mỗi con dê thịt sau khi nuôi khoảng 6-8 tháng có thể đạt trọng lượng từ 35-40kg, mang lại lợi nhuận từ 2-3 triệu đồng/con. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Mỗi con dê thịt sau khi nuôi khoảng 6-8 tháng có thể đạt trọng lượng từ 35-40kg, mang lại lợi nhuận từ 2-3 triệu đồng/con. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hơn 1 năm sau, 4 con dê cái ban đầu đã đẻ được 8 dê con, ông Hải tiếp tục chọn những con dê cái khỏe mạnh để nuôi làm giống và bán các con dê đực thương phẩm để kiếm thu nhập trang trải chi phí trong gia đình.

Sau 6 năm gắn bó với nghề nuôi dê, đến nay đàn dê Bách Thảo nhà ông Hải đã tăng lên trên 200 con lớn nhỏ. Trong đó, có 12 con dê đực, 45 con dê cái đang sinh sản và trên 160 con dê thịt. Trung bình, mỗi năm ông Hải cho xuất chuồng từ 70-85 con dê thương phẩm các loại, thu nhập từ 200 - 220 triệu đồng. Sau khi trừ tất cả chi phí đầu tư và công chăm sóc, lãi trên 120 triệu đồng. Riêng từ đầu năm đến nay, ông Hải xuất bán 3 lứa dê thương phẩm với số lượng 55 con đem lại thu nhập hàng chục triệu đồng.

 

Ông Phạm Hồng Hải vui vẻ chia sẻ, trong các vật nuôi, dê là loài dễ nuôi nhất, nguồn thức ăn dễ tìm, đa phần sử dụng thức ăn tự nhiên như cỏ, lá cây, rau, củ quả bỏ đi và kết hợp với thức ăn công nghiệp để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho dê.

Đặc biệt, phương thức nuôi dê của gia đình ông là nuôi bán hoang dã. Ban ngày, ông chăn thả đàn dê ra đồng ruộng cho chúng tự kiếm ăn đến chiều tối lùa đàn dê vào chuồng ngủ. Vả lại, dê rất dễ chăm sóc, ít bị bệnh, tăng trọng nhanh và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong quá trình nuôi, người nuôi phải thường xuyên quét dọn, làm vệ sinh và tiêu độc, khử trùng chuồng trại sạch sẽ, cho dê ăn đầy đủ và phòng ngừa vacxin dịch bệnh cho dê kịp thời… Từ những kỹ thuật đó đàn dê của gia đình ông Hải luôn tăng trọng nhanh, ít bị dịch bệnh tấn công và cho sinh sản đều.

Dê rất dễ chăm sóc, ít bị bệnh, tăng trọng nhanh và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Dê rất dễ chăm sóc, ít bị bệnh, tăng trọng nhanh và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Mô hình nuôi dê thịt và dê sinh sản của ông Hải không chỉ dừng lại ở việc cung cấp dê thịt cho thị trường. Ông còn chú trọng đến việc cung cấp dê giống cho các nông hộ khác, từ đó tăng thêm thu nhập. Theo tính toán, mỗi con dê thịt sau khi nuôi khoảng 6-8 tháng có thể đạt trọng lượng từ 35-40kg, mang lại lợi nhuận từ 2-3 triệu đồng/con. Đối với dê giống, giá trị còn cao hơn, đặc biệt là những con có giống tốt, đạt chuẩn.

Ngoài ra, ông Hải còn áp dụng mô hình nông nghiệp tích hợp khi kết hợp chăn nuôi dê với trồng cỏ, sản xuất phân bón hữu cơ từ phân dê để cung cấp cho các vườn cây ăn trái. Việc này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tạo ra thêm nguồn thu nhập, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường.

Mô hình nuôi dê thịt và dê sinh sản của ông Phạm Hồng Hải tại xã An Long, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp không chỉ là câu chuyện thành công của một nông dân mà còn là minh chứng cho sự thay đổi tích cực trong ngành nông nghiệp tại ĐBSCL.

Việc kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa kinh nghiệm thực tiễn và khoa học kỹ thuật, đã giúp ông Hải tạo ra một mô hình kinh tế hiệu quả, bền vững và mang lại thu nhập cao. Đây cũng là hướng đi mà nhiều nông dân khác có thể học hỏi và áp dụng để nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển kinh tế gia đình.