Ngành nông nghiệp Bạc Liêu với 10 nhiệm vụ bứt phá năm 2023

Ngành nông nghiệp Bạc Liêu với 10 nhiệm vụ bứt phá năm 2023

12:30 - 02/02/2023

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, ông Phạm Văn Thiều đưa ra 10 nhiệm vụ trọng tâm để bứt phá ngành nông nghiệp tỉnh trong năm 2023.

 
 
<

Tàn tạ vùng cam Cao Phong
20 người nhập viện nghi dùng nước nhiễm thuốc trừ cỏ
Thảo thơm cây dứa Hà Trung
Bị 'biển vây', xã đảo vẫn trồng khoai, gieo lúa nhờ đê ngăn mặn
Nhiều hồ thủy lợi báo động nguồn nước

Tăng trưởng đạt 9,6%

Chia sẻ tại Hội nghị “Tổng kết năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 của ngành NN-PTNT, ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu, cho biết: Năm 2022 ngành nông nghiệp tỉnh đạt nhiều kết quả khả quan, toàn ngành đạt mức tăng trưởng 5% góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh đạt 9,6% đứng 4/13 tỉnh, thành ĐBSCL và đứng thứ 15/63 tỉnh, thành cả nước.

Trong điều kiện khó khăn nhưng các ngành, các địa phương trong tỉnh Bạc Liêu đã cùng với cộng đồng doanh nghiệp, người dân đã có nhiều phương pháp sản xuất mới, tiến bộ, ứng dụng công nghệ cao.

Hiện, tỉnh Bạc Liêu có nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được phát triển, toàn tỉnh có 25 công ty, đơn vị và 818 hộ dân đang đầu tư nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao, với diện tích hơn 4.600ha.

Trong năm 2022, tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thuỷ sản tỉnh Bạc Liêu đạt 460.900 tấn, trong đó tôm đạt gần 235.000 tấn và thuỷ sản khác là hơn 226.000 tấn. Hiện, diện tích nuôi trồng thủy sản đạt hơn 145.000ha, trong đó nuôi tôm siêu thâm canh, thâm canh và bán thâm canh là hơn 27.000ha.

Empty

Trong những năm qua ngành nông nghiệp Bạc Liêu không ngừng ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, góp phần tăng trưởng giá trị sản phẩm nông nghiệp. Ảnh: Trọng Linh.

Ngoài ra, có 7 HTX sản xuất theo hướng công nghệ cao, đặc biệt, có 5 công ty doanh nghiệp được Bộ NN-PTNT, UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và 18 đơn vị được chứng nhận các tiêu chuẩn quốc tế như: BAP, GlobalGAP, ASC... 

Đối với diện tích sản xuất lúa đạt hơn 102.000ha, trong đó diện tích gieo trồng đạt gần 189.000ha, năng suất trung bình đạt hơn 6,3 tấn/ha. Hiện việc liên kết sản xuất lúa chất lượng cao gắn với cánh đồng lớn được triển khai tích cực, hiện có tổng số có 82 cánh đồng lớn với diện tích canh tác 27.335 ha, thực hiện liên kết bao tiêu với diện tích hơn 100.000 ha. Đã có gần 60 công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia bao tiêu, trong đó, có 19 đơn vị với diện tích gần 8.400 ha tham gia thực hiện sản xuất ứng dụng công nghệ cao và sản xuất theo hướng hữu cơ.

Empty

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu sau khi hoàn thành sẽ là lợi thế rất lớn cho sự phát triển của ngành thủy sản tỉnh Bạc Liêu. Ảnh; Trọng Linh.

Phát huy vai trò khu công nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Khu công nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu được thành lập theo Quyết định số 694/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, với diện tích gần 420 ha, với nhiệm vụ giúp UBND tỉnh Bạc Liêu cung ứng dịch vụ công, quản lý các hoạt động trong khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu.

Qua đó, Khu công nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu có nhiệm vụ tập trung thực hiện hoạt động ứng dụng thành tựu nghiên cứu và phát triển công nghệ cao vào ngành tôm, gia hóa tôm bố mẹ, sản xuất tôm giống, nghiên cứu quy trình nuôi, chế biến thức ăn, sản xuất chế phẩm sinh học, bảo quản chế biến.

Bên cạnh đó, sẽ đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao trong ngành công nghiệp tôm, tiếp nhận, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ ngành tôm, tổ chức sự kiện, trưng bày, hội chợ, triển lãm, trình diễn công nghệ và sản phẩm tôm ứng dụng công nghệ cao.

Empty

Đối với Bạc Liêu mô hình tôm lúa là một trong những mô hình thích ứng với BĐKH và phát triển bền vững trong những năm trở lại đây. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Phạm Hoàng Minh, Giám đốc BQL Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu, cho biết: Mục tiêu và định hướng lớn nhất của khu phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu là làm hạt nhân tác động, dẫn dắt và nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao của tỉnh, vùng Bán đảo Cà Mau, ĐBSCL và cả nước.

Hiện tại, đã xây dựng hoàn thành cơ sở hạ tầng giai đoạn 1, với tổng mức đầu tư 175 tỷ đồng từ kinh phí của UBND tỉnh Bạc Liêu, bao gồm: Hệ thống đường giao thông, hệ thống kênh cấp, kênh thoát nước, hệ thống điện...

 

Theo ông Minh, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu đang tiếp tục thi công giai đoạn 2 bao gồm các hạng mục: Nhà quản lý điều hành, nhà kiểm nghiệm, nhà nghiên cứu khoa học kỹ thuật, chuyển  giao công nghệ, khu xử lý nước thải tập trung, hạ tầng giao thông và các công trình hạ tầng khác... với tổng mức đầu tư gần 195 tỷ đồng do Bộ NN-PTNT đầu tư.

Empty

Chủ tịch tỉnh Bạc Liêu - Phạm Văn Thiều, đưa ra 10 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành nông nghiệp trong năm 2023. Ảnh: Trọng Linh.

10 nhiệm vụ trọng tâm cho ngành nông nghiệp Bạc Liêu

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, ông Phạm Văn Thiều, cho biết: Năm 2022 trong bối cảnh đất nước và tỉnh nhà gặp nhiều khó khăn, thách thức, song được sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương. Cộng với quyết tâm, nỗ lực vượt mọi khó khăn của các cấp, các ngành, sự đồng thuận của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, nên Bạc Liêu đã đạt được nhiều thành quả rất khả quan và đáng tự hào, trong đó đã hoàn thành đạt và vượt 15/20 chỉ tiêu kế hoạch năm 2022.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, nhấn mạnh, Nông nghiệp - nông dân - nông thôn là 3 thành tố có quan hệ mật thiết, gắn bó, không thể tách rời, có vai trò, vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là lực lượng to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

“Nông nghiệp là lợi thế quốc gia, trụ đỡ của nền kinh tế”, “Phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân là trách nhiệm, nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng”, ông Thiều cho biết.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều, đề nghị ngành Nông nghiệp tỉnh nhà cần tập trung thực hiện 10 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của năm 2023.

Trước mắt, theo dõi chặt chẽ diễn thời tiết, tình hình khí tượng thủy văn có kế hoạch chủ động trong sản xuất, đặc biệt là công tác phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2022 - 2023. Xây dựng và thực hiện Lịch thời vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và lịch điều tiết nước, phối hợp vận hành cống âu thuyền Ninh Quới phục vụ sản xuất có hiệu quả cao nhất.

Tập trung cơ cấu lại ngành nông nghiệp, chuyển mạnh tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp sản xuất sản phẩm có giá trị cao, đa dạng theo chuỗi giá trị phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Sản xuất theo chuỗi giá trị ngành tôm, đảm bảo an toàn dịch bệnh theo khuyến nghị của Tổ chức Thú y thế giới và yêu cầu của Úc để xuất khẩu tôm đông lạnh nguyên con sang Úc và các nước khác. Thực hiện có hiệu quả các giải pháp chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Tiếp tục xây dựng và mở rộng diện tích sản xuất theo mô hình lúa - tôm ở những nơi có điều kiện, xây dựng sản xuất theo hướng hữu cơ (lúa thơm - tôm sạch), an toàn đạt chất lượng và chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP, ASC,… gắn với liên kết chuỗi giá trị nâng cao sản phẩm lúa và tôm.

z4028058878289_a433453dc2a1ce9476fb8abd959fad48

Mô hình đưa rau màu xuống ruộng phát huy hiệu quả tại huyện Phước Long. Ảnh: Trọng Linh.

Triển khai canh tác giống lúa ST24, ST25, giống lúa Bạc Liêu 413, lúa đặc sản địa phương,… năm 2023 và những năm tiếp theo; xây dựng nhãn hiệu, phát triển thương hiệu lúa gạo, tôm chất lượng cao mang thương hiệu Bạc Liêu.

Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Hướng dẫn nông dân phòng trừ sâu bệnh, thực hiện các biện pháp kỹ thuật bảo vệ sản xuất, nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Tham mưu UBND tỉnh triển khai có hiệu quả nguồn kinh phí thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa năm 2023 để hỗ trợ cho người nông dân ứng dụng giống mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất lúa; hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

Đẩy mạnh việc xây dựng các xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu gắn với nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn. Đồng thời, thực hiện hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhất là tìm đầu ra cho sản phẩm.

Thực hiện chuyển đổi số, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý nông nghiệp thông minh, cơ giới hóa trong sản xuất và đẩy mạnh phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã và tổ chức các Hội nghị chuyên đề thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo tiến độ, thời gian theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh.

 

 

Nguồn: Internet