Triển khai nhiều mô hình trong vụ đông 2021

Triển khai nhiều mô hình trong vụ đông 2021

15:03 - 09/09/2021

Nhiều mô hình khuyến nông sản xuất cây vụ đông theo hướng nâng cao giá trị, an toàn theo GAP sẽ được Trung tâm Khuyến nông Quốc gia triển khai trong vụ đông 2021.

 

Quy định về một chỉ tiêu kháng sinh của Nhật Bản nghiêm gấp 10 lần thị trường khác, doanh nghiệp thủy sản Việt lo ngại
Giá lợn hơi tiếp tục diễn biến tốt, đã có địa phương lên mức 64.000 đồng/kg
Bảo vệ lúa hè thu trước nắng hạn và xâm nhập mặn
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu
Trồng rừng cây gì mà một ông nông dân Cà Mau thành tỷ phú

Tăng cường kết nối, tiêu thụ 

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, dịch Covid-19 làm ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tiêu thụ các loại mặt hàng nông sản. Hình thức xúc tiến thương mại cũng có nhiều thay đổi từ hình thức trực tiếp sang trực tuyến.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh kiểm tra tình hình sản xuất vụ đông năm 2020 tại Hải Dương. Ảnh: Tùng Đinh.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh kiểm tra tình hình sản xuất vụ đông năm 2020 tại Hải Dương. Ảnh: Tùng Đinh.

Trước tình hình đó, để giảm bớt gánh nặng cho hoạt động tiêu thụ hàng hóa, nhất là các sản phẩm cây vụ đông những tháng cuối năm 2021, Cục đã đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường hỗ trợ công tác tổ chức kết nối, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Theo đó, đối với thị trường trong nước, sẽ hỗ trợ phân phối sản phẩm trên thị trường online trực tuyến. Đẩy mạnh hỗ trợ dịch vụ nhận hàng mua, bán sản phẩm và lưu thông sản phẩm với chi phí tối thiểu.

Tổ chức các hội nghị kết nối tiêu thụ trực tuyến các nông sản an toàn vào thời điểm thu hoạch. Tổ chức các điểm kết nối hỗ trợ tiêu thụ nông sản an toàn trực tiếp tại Hà Nội và các địa phương; các hội thảo trực tuyến kết nối tiêu thụ nông sản vùng miền.

Nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm nông sản tại thị trường nội địa bằng việc tổ chức hội thảo đánh giá tiêu chuẩn hàng nông sản tiêu thụ nội địa; hội nghị trực tuyến với các doanh nghiệp chế biến, kết nối thúc đẩy chế biến phục vụ tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch Covid-19.

Về tổ chức sản xuất nông nghiệp, định hướng các nhà máy chế biến nông sản tăng cường công suất tập trung phân khúc hàng khô. Sơ chế sản phẩm cấp đông, nước quả cô đặc, trái cây ép đóng lon… sẵn sàng phương án "hậu dịch Covid-19", đảm bảo đủ nguồn cung cho việc xuất khẩu vào các thị trường Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ…

Các phương án kết nối tiêu thụ cho cây vụ đông 2021 sẽ được Bộ NN-PTNT chỉ đạo đơn vị liên quan sớm triển khai. Ảnh: TL.

Các phương án kết nối tiêu thụ cho cây vụ đông 2021 sẽ được Bộ NN-PTNT chỉ đạo đơn vị liên quan sớm triển khai. Ảnh: TL.

Đối với việc xuất khẩu hàng hóa, Cục sẽ đưa ra giải pháp giải quyết khó khăn để đảm bảo thuận lợi cho hóa thông quan. Phối hợp với hiệp hội các doanh nghiệp dịch vụ logistic Việt Nam rà soát tổng thể năng lực lưu kho, bảo quản của hệ thống kho lạnh, container phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản.

Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cũng sẽ kiến nghị các Bộ, ngành liên quan có chính sách giá điện ưu đãi áp dụng vận hành kho lạnh; hỗ trợ phí, cước vận chuyển đường hàng không và đường biển đối với các thị trường trọng điểm như Hoa Kỳ, Châu Âu, Trung Đông… để tăng năng lực cạnh tranh và giảm chi phí giá thành cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, tập trung giải quyết khó khăn về kỹ thuật và vướng mắc trong xuất khẩu nông sản bằng việc tổ chức các hội nghị trực tuyến với Đại sứ quán, Thương vụ Việt Nam tại một số thị trường như Trung Quốc, EU để nắm bắt nhu cầu thị trường và kết nối xuất khẩu nông sản.

Đẩy mạnh mô hình liên kết, cấp mã số vùng trồng

Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, trong vụ đông 2021, Trung tâm sẽ tiếp tục triển khai thêm 6 dự án để hỗ trợ nông dân các tỉnh nâng cao năng lực sản xuất theo hướng gắn kết chương trình khuyến nông với phát triển các vùng nguyên liệu.

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia sẽ phối hợp với các địa phương xây dựng nhiều mô hình sản xuất an toàn trong vụ đông 2021. Ảnh: ĐM.

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia sẽ phối hợp với các địa phương xây dựng nhiều mô hình sản xuất an toàn trong vụ đông 2021. Ảnh: ĐM.

Đẩy mạnh hình thức liên kết giữa doanh nghiệp với các tổ chức hợp tác của nông dân, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn thực phẩm. Triển khai gắn với mã số vùng trồng, đảm bảo truy suất nguồn gốc, đảm bảo yêu cầu của chế biến nông sản và thị trường tiêu thụ.

Bên cạnh đó, Trung tâm cũng sẽ đa dạng hóa nội dung tổ chức diễn đàn khuyến nông, phối hợp với các đơn vị xây dựng các diễn đàn lớn về phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp; phát triển vùng nguyên liệu gắn với chuỗi giá trị, cơ giới hóa nông nghiệp.

Cụ thể như: Triển khai dự án xây dựng mô hình và phát triển vùng trồng rau trái vụ theo chuẩn VietGAP tại 3 tỉnh Hòa Bình, Lào Cai, Sơn La với quy mô là 30 ha. Trong đó, vụ hè thu đã xây dựng là 24 ha, phần diện tích còn lại 6 ha sẽ triển khai trong vụ đông năm 2021 với giống cải canh ăn lá và bắp cải.

Dự án xây dựng mô hình giá thể để sản xuất một số loại rau chất lượng cao gắn với tiêu thụ sản phẩm ở các tỉnh phía Bắc, được triển khai tại tỉnh Hải Dương với quy mô 2 ha trồng dưa chuột. Dự án, xây dựng mô hình sản xuất rau chất lượng cao ứng dụng công nghệ thông tin kết nối cung cầu tại một số tỉnh phía Bắc, triển khai tại 3 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hưng Yên, Sơn La với quy mô 7 ha.

Dự án xây dựng mô hình sản xuất rau có chứng nhận VietGap tại một số tỉnh Bắc Trung Bộ, triển khai tại 3 tỉnh là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh với quy mô 30 ha. Trong đó, Thanh Hóa 10 ha (5ha bắp cải, 5 ha cải xanh), Nghệ An 10 ha (5ha đậu leo ăn quả, 5 ha bí xanh), Hà Tĩnh 10 ha (5 ha cải bắp, 5 ha cải xanh).

Dự án xây dựng mô hình sử dụng phân bón hữu cơ nano và chế phẩm sinh học BVTV trong sản xuất rau, lúa an toàn, dự án triển khai tại Hà Nội và Hải Dương với quy mô 25 ha. Dự án xây dựng mô hình sản xuất ngô sinh khối làm thức ăn cho chăn nuôi gia súc, với diện tích 50 ha triển khai tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An, Phú Yên.

Một số lưu ý kỹ thuật

Với nhóm cây ưa ấm như ngô, khoai lang, dưa hấu, dưa chuột, bầu bí, đậu tương, lạc, Cục Trồng trọt khuyến cáo cần lựa chọn giống có thời gian sinh trưởng ngắn phù hợp và áp dụng giải pháp kỹ thuật làm bầu, ươm cây con, xen vụ để đảm bảo thời vụ. Cần chú ý chăm sóc ngay từ sớm, không để cây con còi cọc chậm sinh trưởng.

Ông Lê Quốc Thanh (trái) thăm mô hình ngô thực phẩm vụ đông 2020. Ảnh: TL.

Ông Lê Quốc Thanh (trái) thăm mô hình ngô thực phẩm vụ đông 2020. Ảnh: TL.

Riêng cây ngô, trà sớm gieo trước 20/9, trên các chân đất chuyên màu (bãi ven sông, cát ven biển, đồi, đất lúa chuyển sang làm màu), đất 2 lúa (vụ hè thu và mùa sớm). Trà trung gieo trước 30/9, trên chân đất 2 lúa (mùa sớm và mùa trung). Trà muộn gieo trước 5/10, trên đất 2 lúa (mùa trung) tại các tỉnh ĐBSH và Trung du Miền núi phía Bắc.

Đối với ngô nếp, ngô đường, ngô rau, thời gian sinh trưởng ngắn, sử dụng bắp tươi là chính nên thời vụ gieo trồng có thể muộn hơn từ 15-20/10, để tận dụng tối đa diện tích và thời vụ gieo trồng. Với các tỉnh Bắc Trung bộ, cần căn cứ tình hình ngập lụt để ra giống khi xu thế ngập lụt kết thúc.

Trên đất 2 lúa cần áp dụng làm ngô bầu, chăm sóc tốt bầu ngô trước khi đặt bầu. Ở những vùng chủ động tưới, tiêu hoặc đối với ngô nếp, ngô đường trồng muộn hơn cần áp dụng kỹ thuật làm đất tối thiểu, kỹ thuật gieo thẳng hạt hoặc đặt bầu xuống gốc rạ.

Tăng mật độ ngô: 6-7 vạn cây/ha đối với đất màu và trên 5-6 vạn cây/ha đối với đất 2 lúa. Chú ý kỹ thuật bón phân cân đối, bón sớm, đủ lượng và cân đối để sinh trưởng phát triển tốt nhất.

Về giống ngô: Cơ cấu, chủng loại giống khá phong phú, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất. Ưu tiên mở rộng diện tích ngô thực phẩm (ngô nếp, ngô ngọt), ngắn ngày, cho hiệu quả kinh tế cao.

Về cây đậu tương: Kết thúc gieo đậu tương trước ngày 5/10; trong sản xuất đậu tương đông trên đất 2 lúa, triệt để thực hiện phương châm "gặt đến đâu, trồng đậu tương đến đó, trồng càng sớm, năng suất càng cao".

Làm đất tối thiểu, gieo thẳng, gieo bằng máy, gieo vào gốc ra, làm rãnh thoát nước đối với trồng đậu tương đông trên đất 2 lúa. Trà sớm và chính vụ gieo trước 20/9, điều kiện thời tiết thuận lợi sử dụng các giống có thời gian sinh trưởng trung bình (85-95 ngày); trà muộn gieo trước 10/10 sử dụng các giống có thời gian sinh trưởng ngắn ngày (< 85 ngày).

 

 

Nguồn: Internet