2 doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu 90.000 tấn gạo với giá thấp "không tưởng", Chủ tịch HĐQT Lộc Trời nói gì?
21:56 - 06/06/2024
Ngày 22/5, Cơ quan Hậu cần quốc gia Indonesia (Bulog) công bố kết quả mở thầu tháng 5, trong số 150.000 tấn gạo trúng thầu có 2 doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu với khối lượng 90.000 tấn. Theo đó, Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời đã trúng thầu 2 lô gạo, khối lượng 60.000 tấn, mức giá 563 USD/tấn, thấp nhất trong các đơn vị trúng thầu.
Giá tiêu còn giữ ở mức cao nhưng coi chừng những rủi ro khó lường
Thái Nguyên: Trên trồng cây ăn quả, dưới thả gà, cây tốt, quả ngọt, cỏ dại biến đi đâu?
Cơ hội mới giữa những thách thức của xuất khẩu cá tra Việt Nam
Giá cà phê tăng vọt, Đắk Nông lập đỉnh mới, gián đoạn nguồn cung lớn từ Brazil và Việt Nam
Ngày 22/5, Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia (Bulog) công bố kết quả mở thầu tháng 5 cho thấy trong số 150.000 tấn gạo trúng thầu có 90.000 tấn đến từ các doanh nghiệp Việt Nam. Trong đó, Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời trúng thầu 2 lô với khối lượng 60.000 tấn, mức giá 563 USD/tấn, thấp nhất trong số các đơn vị trúng thầu và giảm tới 16 USD so với giá chào ban đầu 579 USD/tấn.
Đơn vị còn lại là Công ty Thuận Minh trúng thầu 30.000 tấn và là đơn vị có giá chào thấp nhất trong số các doanh nghiệp dự thầu, chỉ 564,5 USD/tấn. Nếu so giá gạo trúng thầu với giá gạo nội địa do Hiệp hội Lương thực Việt Nam công bố là 587 USD/tấn, giá trúng thầu của Lộc Trời thấp hơn đến 24 USD/tấn, còn Công ty Thuận Minh thấp hơn 22,5 USD/tấn.
Khối lượng 60.000 tấn còn lại thuộc các doanh nghiệp quốc tế sử dụng nguồn gạo từ Pakistan và Myanmar có giá trúng thầu từ 621,5 - 629 USD/tấn. Đơn vị giảm giá gạo nhiều nhất so với giá chào thầu cũng chỉ 4 USD/tấn. Đợt thầu này còn có 3 lô, mỗi lô 20.000 tấn và Bulog đang thương lượng lại giá với các đơn vị tham gia đến từ Việt Nam với giá chào từ 579 - 582 USD/tấn.
Ngày 22/5, Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia (Bulog) công bố kết quả mở thầu tháng 5, trong số 150.000 tấn gạo trúng thầu có 2 doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu với khối lượng 90.000 tấn. Ảnh: TTXVN
Trước thông tin trúng thầu 2 lô gạo với khối lượng 60.000 tấn, mức giá 563 USD/tấn, thấp nhất trong số các đơn vị trúng thầu và giảm tới 16 USD so với giá chào ban đầu 579 USD/tấn, ngày 28/5, trao đổi với PV Dân Việt, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời Huỳnh Văn Thòn cho biết, công ty có vùng nguyên liệu và nhiều nhà máy xay xát lúa gạo khắp vùng ĐBSCL, có hệ sinh thái từ mua lúa đến sản xuất lúa gạo nên có lợi thế về chi phí. Do đó, Lộc Trời bán gạo với giá nào cũng không ảnh hưởng đến bà con nông dân.
"Lộc Trời đã có rất nhiều năm gắn bó với nông dân, có hệ sinh thái đa dạng từ giống, thuốc BVTV, công nghệ... thì đương nhiên chi phí đầu vào sẽ khác với các doanh nghiệp chỉ thu mua lúa đơn thuần. Bên cạnh đó, nhu cầu về vốn cũng sẽ khác so với các đơn vị chỉ mua đi bán lại, bởi vậy, doanh nghiệp bán giá nào cũng đều là quyền tự quyết của doanh nghiệp", ông Thòn nói.
Ông Thòn phân tích, nếu chỉ đơn thuần mua đi bán lại thì vòng quay vốn sẽ rất nhanh, tuy nhiên, Lộc Trời lại đi theo "con đường" khác, làm lúa theo chuỗi giá trị, đảm bảo các chi phí từ đầu vào cho đến khi có gạo thành phẩm để xuất khẩu.
Theo ông Thòn, từ đầu năm 2024, Lộc Trời đã xuất khẩu được 180.000 tấn gạo.
PV Dân Việt cũng đặt câu hỏi: Phải chăng Lộc Trời chấp nhận mức giá thấp để trúng thầu 2 lô gạo 60.000 tấn từ Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia (Bulog) để quay vòng vốn sau khi vướng vào việc nợ tiền lúa của nông dân ở An Giang và một số địa phương khác ở ĐBSCL tới gần 500 tỷ đồng đầu tháng 5 vừa qua?.
Tuy nhiên, ông Thòn không đi thẳng vào câu trả lời. Ông cho rằng: "Trong hàng chục năm làm ăn làm sao mà không có cái vấp ngã. Quan trọng là mình biết lỗi ở chỗ nào và nhận ra để sửa".