Agribank triển khai gói vay liên kết sản xuất lúa gạo phát thải thấp

Agribank triển khai gói vay liên kết sản xuất lúa gạo phát thải thấp

17:03 - 21/12/2024

Ngân hàng giảm lãi suất tối thiểu 1% mỗi năm đối với chương trình cho vay liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp.

Đặc sản miền Tây Nam bộ, loại quả ngon dễ nhầm với trái ổi, hễ chín là thơm từ vườn ra ngõ, ngắm no mắt, vạn người mê
Nuôi biển hiện đại không thể thiếu quy hoạch đồng bộ và đầu tư công nghệ
Loại cây ra quả ngay thân trồng thành công ở Lâm Đồng, bẻ quả to bự bán, dân có thu nhập cao
Phó Cục trưởng NAFIQPM: 'Giá lợn hơi sẽ duy trì ở mức cao'
Những giống lúa của Vinaseed không làm nông dân thất vọng

Gói vay nhằm thực hiện Đề án "Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030" của Chính phủ.

Theo đó, Agribank không giới hạn quy mô tín dụng và thực hiện cho vay bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ đáp ứng nhu cầu vốn ngắn, trung, dài hạn của tất cả các khâu (sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ) trong liên kết lúa gạo để phục vụ đề án. Thời gian triển khai từ nay đến hết 31/12/2030 (thí điểm đến hết 31/12/2025).

Nhà băng giảm lãi suất tối thiểu 1% mỗi năm so với lãi suất cho vay của kỳ hạn tương ứng đang áp dụng theo từng đối tượng khách hàng.

Chương trình dành cho khách cá nhân, hộ nông dân tham gia liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo; tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp trong danh sách tham gia liên kết lúa gạo do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố.

Agribank triển khai cho vay liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Agribank

Agribank triển khai cho vay liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Agribank

Thời gian qua, Agribank khảo sát thực tế việc tổ chức thực hiện liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Việc triển khai liên kết các khâu trong ngành lúa gạo, đặc biệt trong Đề án một triệu ha lúa, đem lại lợi ích cho các bên tham gia, từ hộ nông dân, nhà cung cấp đến doanh nghiệp thu mua, chế biến và xuất khẩu... giúp giảm chi phí, nâng cao chất lượng, qua đó tăng sức cạnh tranh của ngành hàng lúa gạo Việt Nam.