Ăn 1 nắm lá này như “vị cứu tinh” sức khỏe, mọc xanh mát um tùm như cỏ

Ăn 1 nắm lá này như “vị cứu tinh” sức khỏe, mọc xanh mát um tùm như cỏ

18:30 - 12/07/2024

Thoạt nhìn loại rau này như cỏ dại nhưng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao được rất nhiều người lựa chọn bởi những lợi ích sức khỏe.

Xuất khẩu rau quả lần đầu vượt mốc 6 tỷ USD
Đồng Nai chọn nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao là nhiệm vụ đột phá
Cây cà gai leo - 'vàng xanh' vùng đất cằn
Gia Lai trải ‘thảm đỏ’ cho các dự án đầu tư trồng rừng
Nhiều hoạt động hỗ trợ thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại ĐBSCL

Lợi ích ăn rau mầm, không phải ai cũng biết

 

Rau mầm là những cây non mới được vài ngày tuổi, mọc từ hạt vừa nảy mầm. Điển hình trong số các loại rau, nhiều người thích ăn các loại rau mầm có lá, chẳng hạn như cải bẹ xanh, cỏ cà ri, củ cải và bông cải xanh. Rất nhiều loại quả hạch và hạt cũng có thể nảy mầm.

Thông thường rau mầm chia làm hai loại: xanh và trắng, được dùng khá phổ biến trong các món salad hoặc xào, nấu canh. Rau mầm chứa hàm lượng cao các loại vitamin, amino axit và chất xơ cần thiết cho cơ thể. Trong mầm cải củ, hàm lượng vitamin C cao gấp 29 lần trong sữa, vitamin A gấp 4 lần và hàm lượng canxi gấp 10 lần trong khoai tây.

Loại rau này có thể ăn sống hoặc nấu chín, rau mầm có thể giúp hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng của các vitamin cốt lõi, khoáng chất, cấu hình chất chống ô xy hóa có lợi cho sức khỏe.

 
Ăn 1 nắm lá này như “vị cứu tinh” sức khỏe, mọc xanh mát um tùm như cỏ- Ảnh 1.

Rau mầm ăn thường xuyên tốt cho hệ tiêu hóa.

- Chống ung thư: Có thể nhiều người không biết là sự nảy mầm có chứa hàm lượng cao glucoraphanin, một loại enzyme cốt lõi bảo vệ cơ thể bạn khỏi nhiều loại ung thư, theo Times of Inida.

- Giàu chất dinh dưỡng: Rau mầm chứa ít calo, giàu chất dinh dưỡng và các hợp chất thực vật có lợi. Hàm lượng vitamin và khoáng chất của chúng thay đổi tùy theo giống. Cụ thể trong quá trình nảy mầm giúp tăng mức độ dinh dưỡng, làm cho rau mầm giàu protein, folate, magiê, phốt pho, mangan và vitamin C và K hơn so với hạt chưa nảy mầm. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy việc mọc mầm giúp tăng hàm lượng protein. Rau mầm cũng chứa hàm lượng axit amin thiết yếu.

Bên cạnh đó thực phẩm làm từ đậu nảy mầm cũng có thể bổ dưỡng hơn. Một nghiên cứu về đậu phụ và sữa đậu nành làm từ đậu nành nảy mầm chứa nhiều protein hơn 7–13%, ít chất béo hơn 12–24% và ít chất kháng dinh dưỡng hơn 56–81% so với đậu phụ và sữa đậu nành làm từ đậu nành chưa nảy mầm.

- Rất tốt cho tiêu hóa của bạn: Việc nảy mầm các loại đậu, hạt hoặc rau giúp loại bỏ a xít phytic có trong màng làm hạn chế sự hiện diện của các enzym tiêu hóa trong hạt. Đặc biệt, rất nhiều enzym quan trọng có trong hạt giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giữ cho quá trình trao đổi chất của chúng ta được kiểm soát và cũng có tác dụng cải thiện các phản ứng hóa học trong dạ dày khi chúng ta tiêu hóa thức ăn. Các enzym cũng phân hủy thức ăn hiệu quả hơn khi tiêu hóa, giúp chúng ta hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.

- Hỗ trợ giảm cân: Mặc dù điều quan trọng là phải có trái cây, rau, quả hạch và hạt chất lượng tốt để giảm cân hiệu quả, nhưng rau mầm cũng là một lựa chọn lành mạnh. Rau mầm không chỉ chứa đầy các chất dinh dưỡng có lợi mà còn ít calo, đó là lý do chính mà nhiều người theo dõi cân nặng có xu hướng ăn chúng dưới dạng đồ ăn nhẹ. Chất xơ có trong ngũ cốc nảy mầm cũng có thể gây cảm giác no, khiến chúng ta cảm thấy no và hạn chế giải phóng ghrelin, một loại hormone gây đói quan trọng. Đậu xanh nảy mầm, đặc biệt là hạt cỏ cà ri là những lựa chọn tốt cho việc giảm cân thân thiện với chế độ ăn kiêng của bạn.

- Tốt cho tim mạch: Không chỉ kích thích ngon miệng một số loại rau mầm có chứa a xít béo omega-3 hữu ích trong đó làm giảm mức độ có hại của cholesterol xấu trong cơ thể có hại cho sức khỏe của bạn. Các đặc tính chống viêm cũng giúp giảm stress ô xy hóa và giảm nguy cơ phát triển các biến chứng tim mạch, nếu có thường xuyên. Hãy chắc chắn rằng bạn đưa rau mầm vào chế độ ăn uống của bạn, theo Times of Inida.

- Làm đẹp: Các loại đậu và mầm cải thìa cũng là nguồn cung cấp dồi dào vitamin A, vitamin C, chất chống ô xy hóa cực tốt cho sức khỏe làn da và mái tóc của bạn. Điều đáng nói vitamin A kích thích sự phát triển của các nang lông, tái tạo tế bào và giữ cho da luôn ngậm nước.

Rau mầm dễ tiêu hóa, có nhiều vitamin, chất khoáng hữu cơ, axit amin, chất đạm, các enzym có ích, và các chất phytochemical, do các chất này cần thiết để cho cây mới nảy mầm có thể phát triển. Là loại rau đang được các bà nội trợ lựa chọn để cung cấp nguồn rau sạch cho gia đình.

Ăn 1 nắm lá này như “vị cứu tinh” sức khỏe, mọc xanh mát um tùm như cỏ- Ảnh 2.

Cách chế biến món ngon, lạ miệng từ rau mầm

1. Món gỏi rau mầm thịt bò

Nguyên liệu gồm có: Rau mầm, thịt bò, hành củ, tỏi, đậu phộng, ớt, giấm ăn, đường, dầu mè.

Cách chế biến

- Rau mầm rửa sạch để ráo. Cà rốt bào sợi, ngâm nước muối pha loãng cùng 1 muỗng giấm trong 30 phút.

- Hành củ thái lát, phi vàng rồi để ráo mỡ.

- Thịt bò cắt miếng, ướp tiêu, hạt nêm, dầu mè cho mềm thịt.

- Sau khi thịt bò ngấm gia vị, xào cho chín tới. Cho tất cả nguyên liệu rau mầm, cà rốt vào âu trộn đều sau đó cho thịt bò vào cùng gia vị vừa ăn rồi trộn đều cho các nguyên liệu thấm gia vị.

- Gắp gỏi bò rau mầm ra dĩa rồi rắc hành phi và lạc rang lên là thưởng thức được.

Ăn 1 nắm lá này như “vị cứu tinh” sức khỏe, mọc xanh mát um tùm như cỏ- Ảnh 3.

Salad rau mầm thơm ngon.

2. Món salad nấm trứng cua rau mầm thanh mát

Nguyên liệu của món ăn gồm trứng cua, hấp chín; nấm kim châm.

- Nấm kim châm tước thành chùm nhỏ trụng sơ qua nước sôi; rau mầm rửa sạch để ráo nước, cà chua.

- Nửa củ hành tây thái lát mỏng, dầu trộn salad, dấm đỏ, đường, hạt tiêu, muối.

- Nấm kim châm cho vào chảo xào sơ, nêm chút muối, múc ra để nguội.

- Bạn bỏ trứng cua, nấm, rau mầm, hành tây vào tô trộn salad.

- Kế đến, rộn dầu, dấm, đường chút muối chút tiêu đều trong một cái chén, rưới đều lên phần rau và trứng cua, trộn nhẹ tay. Cuối cùng, bạn bày salad ra đĩa, trang trí bằng trái cà chua xung quanh.