Ấn Độ tiếp tục nới lỏng chính sách hạn chế xuất khẩu gạo, 'hạt ngọc trời' của Việt Nam sẽ ra sao?

Ấn Độ tiếp tục nới lỏng chính sách hạn chế xuất khẩu gạo, 'hạt ngọc trời' của Việt Nam sẽ ra sao?

20:32 - 28/09/2024

Ngày 27/9, Chính phủ Ấn Độ đã giảm thuế xuất khẩu gạo đồ từ 20% xuống còn 10%.

Dự án nuôi trâu, bò sinh sản giúp hộ nghèo, cận nghèo chuyển đổi giống vật nuôi có giá trị kinh tế cao
Hỗ trợ hội viên nông dân nguồn vốn phát triển kinh tế
Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Làm giàu với kỹ thuật trồng xen nhiều nông sản giá trị cao
Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn
Tạo nền tảng phát triển ngành chăn nuôi bền vững

Động thái mới của Ấn Độ nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Ngày 27/9, Chính phủ Ấn Độ thông báo giảm thuế xuất khẩu gạo đồ từ 20% xuống còn 10%, có hiệu lực ngay lập tức.

 

Đối với thuế xuất khẩu gạo trắng, Chính phủ Ấn Độ đã giảm xuống mức 0%, nhưng chưa làm rõ liệu các thương nhân tư nhân có được phép xuất khẩu không, hay giao dịch sẽ bị giới hạn trong các thỏa thuận giữa chính phủ với chính phủ.

Động thái này diễn ra giữa bối cảnh lượng gạo tồn kho tại Ấn Độ gia tăng, trong khi nông dân chuẩn bị thu hoạch vụ mùa mới trong vài tuần tới.

Việc giảm thuế xuất khẩu sẽ giúp hạ giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ, thúc đẩy xuất khẩu và buộc các đối thủ cạnh tranh như Thái Lan, Việt Nam, Pakistan và Myanmar cũng phải giảm giá.

Trước đó, Ấn Độ - quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới - đã áp thuế 20% đối với gạo đồ xuất khẩu vào năm 2023, sau khi vụ mùa bị ảnh hưởng bởi thời tiết không thuận, lượng mưa thấp dưới mức bình thường.

Đầu tháng này, Chính phủ Ấn Độ đã quyết định dỡ bỏ mức giá sàn đối với gạo basmati xuất khẩu, nhằm hỗ trợ hàng ngàn nông dân đang phàn nàn về việc không tiếp cận được các thị trường xuất khẩu màu mỡ như châu Âu, Trung Đông và Mỹ.

Tính đến ngày 1/9/2024, lượng gạo dự trữ tại Tổng công ty lương thực Ấn Độ (thuộc Chính phủ Ấn Độ) đạt 32,3 triệu tấn, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm ngoái, giúp chính phủ có dư địa để nới lỏng các hạn chế xuất khẩu gạo.

 
Ấn Độ tiếp tục nới lỏng chính sách hạn chế xuất khẩu gạo, 'hạt ngọc trời' của Việt Nam sẽ ra sao? - Ảnh 1.

Việc giảm thuế xuất khẩu sẽ giúp hạ giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ, thúc đẩy xuất khẩu và buộc các đối thủ cạnh tranh như Thái Lan, Việt Nam, Pakistan và Myanmar cũng phải giảm giá.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), hiện tại giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam giảm 2 USD xuống còn 562 USD/tấn nhưng vẫn cao hơn gạo cùng phẩm cấp của Thái Lan đang ở mức 556 USD/tấn và Pakistan là 532 USD/tấn.

Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam loại gạo 100% tấm còn ở mức 454 USD/tấn; giảm 2 USD; gạo 25% tấm ở mức 532 USD/tấn, giảm 2 USD.

Giá lúa gạo hôm nay 28/9 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long giảm với mặt hàng lúa. Giá lúa giảm 200-300 đồng/kg. Giá gạo duy trì ổn định so với ngày hôm qua.

Cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho biết, giá lúa hôm nay ghi nhận có điều chỉnh so với ngày hôm qua, IR 50404 giá ở mức 7.100 - 7.300 đồng/kg; Lúa Đài thơm 8 ở mức giá 8.000 - 8.200 đồng/kg, Lúa OM 5451 ở mức 7.400 - 7.700 đồng/kg; Lúa OM 18 có giá 7.500 - 7.800 đồng/kg, giảm 200 - 300 đồng/kg; OM 380 dao động 7.300 đồng/kg; Lúa Nhật ở mốc 7.800 - 8.000 đồng/kg và lúa Nàng Nhen (khô) ở mức 20.000 đồng/kg.

Trên thị trường gạo, giá gạo ghi nhận không có điều chỉnh so với ngày hôm qua. Hiện giá gạo nguyên liệu IR 504 Hè Thu ở mức 10.450 - 10.600 đồng/kg. Trong khi đó, gạo thành phẩm IR 504 ở mức 12.800 - 12.900 đồng/kg.

Theo các doanh nghiệp và chuyên gia, việc Ấn Độ nới lỏng chính sách hạn chế xuất khẩu gạo sẽ tạo nguồn cung trên thị trường thế giới thêm phong phú, tuy nhiên phân khúc của gạo Ấn Độ và Việt Nam khác nhau nên tác động là không quá lớn (việc tác động giảm giá gạo mới chỉ là nhận định bước đầu). 

Mặt khác, hiện tại Việt Nam đã xuất khẩu một lượng gạo khoảng gần 7 triệu tấn, lượng gạo còn có khả năng xuất khẩu trong những tháng cuối năm không còn nhiều. Trong khi đó, thị trường của hạt gạo Việt Nam là Philippines và Indonesia, Malaysia… vẫn có nhu cầu cao.

Báo cáo của Tổng cục Hải quan cho thấy, đến giữa tháng 9/2024, tổng khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 6,5 triệu tấn với trị giá trên 4 tỷ USD, tăng 6,2% về lượng và 21,2% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Hiện tại đang vào cuối vụ hè thu, lượng gạo tồn kho của doanh nghiệp Việt Nam không còn nhiều. Trong khi đó, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo trên thị trường thế giới cũng đang ở mức thấp. Tính đến cuối tháng 8, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt hơn 6,15 triệu tấn, tương đương giá trị 3,85 tỷ USD.

Hiện nhiều tỉnh Nam Bộ đang chỉ đạo các địa phương khẩn trương tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để hỗ trợ nông dân thu hoạch dứt điểm lúa vụ Hè Thu trước tình hình mưa dông được báo vẫn còn kéo dài và triều cường đang dâng cao; đồng thời sớm dứt điểm gieo cấy vụ Thu Đông.

Đến giữa tháng 9, theo số liệu của Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch vụ Hè Thu 2024 được 1,249 triệu ha/1,469 triệu ha với năng suất khoảng 59,93 tạ/ha, sản lượng đạt 7,483 triệu tấn lúa.

Vụ Thu Đông 2024 đã xuống giống được 597.000 ha/700.000 ha diện tích kế hoạch; cùng với đó các địa phương đã bắt đầu thu hoạch được 28.000 ha.