Ban hành nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa

Ban hành nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa

21:39 - 03/10/2024

Ngày 11/9/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 12/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về đất trồng lúa.

 

Dự án nuôi trâu, bò sinh sản giúp hộ nghèo, cận nghèo chuyển đổi giống vật nuôi có giá trị kinh tế cao
Hỗ trợ hội viên nông dân nguồn vốn phát triển kinh tế
Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Làm giàu với kỹ thuật trồng xen nhiều nông sản giá trị cao
Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn
Tạo nền tảng phát triển ngành chăn nuôi bền vững

Quy định chi tiết về đất trồng lúa

Theo Nghị định 112/2024/NĐ-CP ngày 11/9/2024 của Chính phủ, đất trồng lúa là đất trồng từ một vụ lúa trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính. Đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa và đất trồng lúa còn lại (đất chuyên trồng lúa là đất trồng hai vụ lúa nước trở lên trong năm. Đất trồng lúa còn lại là đất trồng một vụ lúa nước trong năm và đất trồng lúa nương).

Đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa và đất trồng lúa còn lại. Ảnh: Minh họa.

Đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa và đất trồng lúa còn lại. Ảnh: Minh họa.

- Vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao gồm các tiêu chí: Thuộc vùng đất chuyên trồng lúa, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh hoặc quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hệ thống thủy lợi chủ động hoặc được quy hoạch để chủ động tưới tiêu, cấp thoát nước, phòng, chống thiên tai; hệ thống giao thông nội đồng thuận lợi hoặc được quy hoạch giao thông nội đồng phục vụ sản xuất trồng lúa; có năng suất cao.

- Về nguyên tắc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa: Phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Trồng trọt năm 2018. Chỉ thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa sang cây trồng lâu năm đối với đất trồng lúa còn lại. Không được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao. Phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa do cấp có thẩm quyền ban hành. Không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi, công trình đê điều, công trình phục vụ trực tiếp sản xuất lúa; không làm ảnh hưởng đến việc canh tác đối với diện tích đất trồng lúa liền kề.

Việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản thì được sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng nuôi trồng thủy sản với độ sâu không quá 120cm so với mặt ruộng. Chủ tịch UBND tỉnh quyết định loại cây trồng lâu năm được chuyển đổi, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Đất trồng lúa sau khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo quy định tại Nghị định này được thống kê là đất trồng lúa.

Không được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao. Ảnh: Trung Quân.

Không được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao. Ảnh: Trung Quân.

- Về xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa: UBND cấp tỉnh quy định về diện tích, vị trí, mục đích sử dụng của công trình xây dựng phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa đảm bảo tuân thủ các điều kiện (không làm ảnh hưởng đến công trình thủy lợi, công trình đê điều, giao thông nội đồng, diện tích đất trồng lúa liền kề; công trình chỉ được xây dựng 1 tầng, không được xây dựng tầng hầm; khu vực đất trồng lúa được phép xây dựng công trình phải tập trung, có diện tích tối thiểu từ 50ha; công trình phục vụ theo mục đích được quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định này).

Việc xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan. Diện tích đất xây dựng công trình theo quy định tại điều này không phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất và vẫn được thống kê là đất trồng lúa.

Nhiều chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa

- Về chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa; đầu tư, hỗ trợ đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất chất lượng cao: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 1,5 triệu đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa; hỗ trợ 750.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa còn lại, trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa. Diện tích đất trồng lúa được hỗ trợ xác định theo số liệu thống kê đất đai của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố của năm liền kề trước năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách. Riêng đối với kinh phí phân bổ cho năm 2025 là số liệu thống kê đất đai của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố của năm 2023.

 

Hỗ trợ thêm 1,5 triệu đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao. Diện tích đất trồng lúa được hỗ trợ do UBND cấp tỉnh xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này và công bố của năm liền kề trước năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách.

- Về chính sách đầu tư, hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao: Nhà nước đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng từ nguồn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương được thực hiện theo đúng nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ trung hạn được cấp có thẩm quyền ban hành, trong đó ưu tiên đầu tư các công trình thủy lợi, giao thông tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao. Quy trình, thủ tục thực hiện theo pháp luật về đầu tư công.

Doanh nghiệp được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 100% kinh phí khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, giao thông tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao. Ảnh: Trung Quân.

Doanh nghiệp được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 100% kinh phí khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, giao thông tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao. Ảnh: Trung Quân.

+ Đối với doanh nghiệp: Được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 100% kinh phí khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, giao thông tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao. Dự án áp dụng theo quy trình sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính được chứng nhận; áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn; sản xuất hữu cơ được chứng nhận; liên kết sản xuất lúa theo chuỗi giá trị (phải có diện tích 500ha trở lên) được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 40% nhưng không quá 15 tỷ đồng/dự án để mua sắm dây chuyền, thiết bị, công nghệ, bản quyền công nghệ.

Dự án chế biến sản phẩm lương thực, thực phẩm; sản xuất chế phẩm sinh học, chế biến nguyên liệu và sản phẩm công nghệ cao từ lúa, gạo và phụ phẩm lúa, gạo đáp ứng theo quy định pháp luật về công nghệ cao (có tổng mức đầu tư từ 30 tỷ đồng trở lên) được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 40% nhưng không quá 15 tỷ đồng/dự án để mua sắm dây chuyền, thiết bị, công nghệ, bản quyền công nghệ.

Lưu ý: nguồn vốn, đối tượng, quy trình hỗ trợ, trình tự, thủ tục thực hiện hỗ trợ thực hiện theo quy định của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Nguồn vốn và thủ tục hỗ trợ đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định riêng của pháp luật.

Các HTX, liên hiệp HTX khi triển khai dự án áp dụng quy trình sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính được chứng nhận; sản xuất hữu cơ được chứng nhận; liên kết sản xuất lúa theo chuỗi giá trị... sẽ được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ. Ảnh: Minh họa.

Các HTX, liên hiệp HTX khi triển khai dự án áp dụng quy trình sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính được chứng nhận; sản xuất hữu cơ được chứng nhận; liên kết sản xuất lúa theo chuỗi giá trị... sẽ được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ. Ảnh: Minh họa.

+ Đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã: Hỗ trợ dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao và được sử dụng chính sách của nhà nước theo hướng dẫn của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hợp tác xã.

Hỗ trợ đầu tư cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã liên kết để thực hiện một trong các dự án sau tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao: Dự án áp dụng quy trình sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính được chứng nhận; sản xuất hữu cơ được chứng nhận; liên kết sản xuất lúa theo chuỗi giá trị (phải có diện tích 100ha trở lên).

Dự án sản xuất, chế biến sản phẩm lương thực, thực phẩm; sản xuất chế phẩm sinh học, chế biến nguyên liệu sản phẩm công nghệ cao từ lúa gạo và phụ phẩm từ lúa, gạo được nhà nước hỗ trợ tối đa 100% vốn đầu tư chi phí xây dựng hạ tầng dự án, mua sắm dây chuyền, thiết bị, công nghệ, bản quyền công nghệ nhưng không quá 5 tỷ đồng/dự án.