Bệnh đốm nâu thanh long và cách phòng trị
22:45 - 25/09/2024
Bệnh đốm nâu thanh long (bệnh nấm tắc kè) là một trong những loại bệnh hại nguy hiểm nhất đối với cây thanh long, có thể gây mất mùa, làm quả khó xuất khẩu...
Hỗ trợ hội viên nông dân nguồn vốn phát triển kinh tế
Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Làm giàu với kỹ thuật trồng xen nhiều nông sản giá trị cao
Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn
Tạo nền tảng phát triển ngành chăn nuôi bền vững
Thanh long là một trong những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Trái thanh long đã được xuất khẩu và được xã hội ưa chuộng sử dụng khá phổ biến dưới dạng quả tươi. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất thanh long, nhà nông thường phải đối mặt với nhiều loài sâu bệnh hại.
Trong đó, bệnh đốm nâu thanh long (nấm tắc kè) là một trong những loại bệnh hại nguy hiểm nhất với cây thanh long. Bệnh đốm nâu có thể gây mất mùa, làm quả khó xuất khẩu. Bệnh cũng làm tăng chi phí và cản trở sản xuất đối với nhà nông.
Triệu chứng và tác hại
Bệnh đốm nâu thanh long thường tấn công vào các bộ phận còn non của cây, sau đó cũng có thể lan sang cả các bộ phận bánh tẻ. Trên cành non, vết bệnh ban đầu là những chấm tròn nhỏ li ti, bị lõm vào, sau vài ba ngày, các vết bệnh chuyển thành màu trắng, tiếp theo thành màu vàng chanh, ở giữa vết bệnh có chấm nâu, sau đó toàn bộ vết bệnh biến thành màu nâu tròn, hơi lồi lên.
Khi bệnh nặng, nhiều vết bệnh liên kết với nhau gây thối những mảng lớn trên cành thanh long. Trên quả non, bệnh gây hại tương tự. Bệnh làm thối quả, ảnh hưởng tới năng suất chất lượng quả. Nguy hại nhất là làm quả bị mất thẩm mỹ, mất giá và không thể xuất khẩu.
Tác nhân gây bệnh đốm nâu thanh long và điều kiện thích hợp để phát sinh phát triển: Bệnh do nấm Neoscytalidium sp. gây ra.
Bệnh đốm nâu thanh long thường phát sinh phát triển mạnh trong giai đoạn ra cành non, và hoa quả non trong mùa mưa, hoặc sương mù nhiều, ẩm độ không khí cao, ít nắng là điều kiện tối ưu cho bệnh phát triển… Vườn không được vệ sinh tàn dư, không cắt và thu gom tiêu hủy cành bệnh. Vườn tạo tán để cành quá dày, bón phân không cân đối, dư đạm, thiếu phân hữu cơ và trung, vi lượng.
Vườn quản lý nước không tốt, làm cho vườn thường xuyên bị ẩm thấp. Việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm để tưới và pha thuốc phun cũng tạo điều kiện cho bệnh lây lan phát triển.
Các biện pháp phòng trừ đốm nâu thanh long hiệu quả
Cần áp dụng đồng thời nhiều biện pháp cũng như phòng trừ đồng loạt cho cả vùng.
- Cần trồng mật độ thích hợp và tạo tán đảm bảo thông thoáng.
- Sau khi thu hoạch, cần vệ sinh tàn tích vụ trước, cắt tỉa những cành bị bệnh cho tán cây thông thoáng và đem ra khỏi vườn để tiêu hủy, phát quang các cây lớn che bóng quanh vườn. Sự thông thoáng cũng giúp cho phun thuốc được dễ dàng, làm tăng hiệu quả.
- Không sử dụng nguồn nước ở mương lân cận hay rãnh luống để phun hay tưới cho thanh long.
- Lên luống cao và tưới tiêu nước hợp lý để vườn không bị quá ẩm thấp thường xuyên.
- Bón phân cân đối, có đủ phân hữu cơ đã được ủ kỹ với nấm đối kháng Trichoderma, bổ sung các nguyên tố trung, vi lượng để giúp tăng sức đề kháng của cây như phân bón lá TANO-601 vào trước và trong giai đoạn ra cành, hoa, quả. Nên bón vôi định kỳ cho đất để giảm độ chua và khử trùng đất. Có thể sử dụng SPC-Cal để cung cấp nhanh canxi dễ tiêu cho cây.
- Không kích thích ra hoa trái vụ quá mức. Cần có chế độ chăm sóc phù hợp để cây không bị suy kiệt làm giảm sức đề kháng với sâu bệnh.
- Khi bệnh vừa chớm xuất hiện, hoặc trước, trong và sau khi cành non và hoa quả non xuất hiện, hay khi điều kiện thời tiết mưa nhiều, âm u ít nắng, hoặc sương mù nhiều, không khí ẩm thấp, thì cần phòng ngừa luân phiên bằng các loại thuốc: SAIPORA SUPER 350SC, SAGOPERFECT 320SC của Công ty CP BVTV Sài Gòn - SPC nghiên cứu, sản xuất và phân phối.
Nên phun 2-3 lần cách nhau 4-5 ngày, tùy điều kiện của vườn và thời tiết. Khi phun lưu ý phun kỹ đều khắp tán cây, nhất là phía dưới và trong tán.