Bệnh sưng chồi khiến sản xuất ca cao ở Ghana rơi vào khủng hoảng
12:25 - 05/08/2024
Sản lượng ca cao của Ghana, nhà sản xuất lớn thứ hai thế giới, dự kiến sẽ giảm 1/2 trong bối cảnh dịch bệnh sưng chồi càn quét các vườn trồng của nước này.
Đồng Nai chọn nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao là nhiệm vụ đột phá
Cây cà gai leo - 'vàng xanh' vùng đất cằn
Gia Lai trải ‘thảm đỏ’ cho các dự án đầu tư trồng rừng
Nhiều hoạt động hỗ trợ thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại ĐBSCL
Ghana đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng sản xuất ca cao sau một đợt bùng phát "bệnh sưng chồi" lớn. Vấn đề đối với nhà sản xuất ca cao lớn thứ hai thế giới đã làm dấy lên lo ngại về hiệu ứng dây chuyền đối với giá ca cao toàn cầu, vốn đã ghi nhận sự tăng đột biến trong thời gian gần đây.
Theo Báo cáo thị trường ca cao do Tổ chức Ca cao Quốc tế (ICCO) công bố, một khu vực sản xuất ca cao quan trọng ở quốc gia Tây Phi này đã bị nhiễm bệnh 81% cây trồng.
Dịch bệnh này đã tác động đáng kể đến giá ca cao, vốn đã tăng gần gấp đôi trong năm nay do điều kiện thời tiết bất lợi và dịch bệnh bùng phát ở Ghana và Bờ Biển Ngà, 2 quốc gia sản xuất khoảng 60% ca cao của thế giới.
Bệnh sưng chồi là một bệnh nhiễm nấm ảnh hưởng đến cây ca cao. Bệnh này do nấm Moniliophthora roreri gây ra, có thể lây nhiễm cho cây ca cao thông qua vết thương hở hay lỗ tự nhiên trên vỏ cây. Nấm gây tổn thương trên cành và thân cây, dẫn đến sưng và biến dạng các khu vực bị ảnh hưởng.
Bệnh có thể gây thiệt hại đáng kể cho cây ca cao, bao gồm:
- Giảm sản lượng: Cây bị nhiễm bệnh ngày càng cho ra ít quả hơn, dẫn đến tổng sản lượng giảm.
- Giảm chất lượng: Cây bị nhiễm bệnh có thể cho ra ít hạt ca cao hơn và bản thân hạt ca cao có thể nhỏ hơn và chất lượng thấp hơn.
- Tăng chi phí: Các biện pháp điều trị và kiểm soát bệnh sưng chồi có thể rất tốn kém, làm chi phí sản xuất tăng cao.
- Dịch bênh lây lan: Nếu không được xử lý kịp thời, bệnh sưng chồi có thể lây lan nhanh chóng trong các đồn điền ca cao, ảnh hưởng đến nhiều cây hơn và gây thiệt lớn hơn.
Để ngăn ngừa và quản lý dịch bệnh sưng chồi, nông dân có thể sử dụng các biện pháp như cắt tỉa để loại bỏ các cành bị nhiễm bệnh, sử dụng các giống cây ca cao kháng bệnh và sử dụng thuốc diệt nấm để kiểm soát nấm lây lan.
Thứ hai, CHED cung cấp cho nông dân ở vùng Volta và Oti thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm và các hóa chất khác. Tuy nhiên, nông dân ở những khu vực này đã báo cáo thu hoạch giảm trong 2 mùa vụ qua, cho rằng nguyên nhân một phần là do sự chậm trễ trong việc nhận phân bón và thuốc trừ sâu.
Quốc gia Tây Phi này có diện tích trồng ca cao là 410.229 ha, nhưng có tới 330.456 ha hiện đang bị nhiễm bệnh, theo báo cáo của Phòng Khuyến nông và Sức khỏe Ca cao (CHED), cơ quan quản lý ngành ca cao của Ghana.
Một phát ngôn viên của Hội đồng Ca cao Ghana báo cáo rằng cơ quan quản lý có đủ dự trữ hóa chất. Tuy nhiên, họ sẽ phân phối các nguồn cung cấp này dựa trên nhu cầu trước mắt để ngăn chặn việc nông dân lạm dụng, buôn lậu và tích trữ thuốc.
ICCO cũng lưu ý rằng bệnh sưng chồi đang lan rộng ở Bờ Biển Ngà, mặc dù chính quyền địa phương không tiết lộ nhiều thông tin về việc dịch bệnh bùng phát.
Tổ chức này tuyên bố rằng "Bờ Biển Ngà cũng đã hạn chế các hợp đồng bán hàng kỳ hạn trong niên vụ tiếp theo ở mức 940.000 tấn, giảm khoảng 35% so với năm trước"
Ghana, quốc gia sản xuất trung bình hơn 800.000 tấn ca cao mỗi năm, dự kiến sẽ chỉ đạt 1/2 sản lượng trong vụ mùa năm nay do dịch bệnh, cây già, tình trạng khai thác vàng bất hợp pháp, biến đổi khí hậu và buôn lậu.