Bọ hà (sùng) hại khoai lang
22:52 - 29/10/2023
Bọ hà Cylas spp (Fabricus), thuộc bộ cánh cứng (Coleoptera), họ Curculionidae, là côn trùng gây hại quan trọng khoai lang
Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp
Lần đầu tiên giá cà phê Việt Nam cao nhất thế giới, Cục chức năng của Bộ Công thương lý giải tại sao
Lào Cai cung ứng đủ nhu cầu rau xanh dịp Tết
Ở Lào Cai dân trồng thứ cây tốt um, cuối năm tàn tạ, cuốc một nhát bật lên mỗi một củ, thiên hạ bất ngờ
Bọ hà Cylas spp (Fabricus), thuộc bộ cánh cứng (Coleoptera), họ Curculionidae, là côn trùng gây hại quan trọng khoai lang. Bọ gây hại ngoài đồng, giai đoạn tồn trữ và là đối tượng kiểm dịch. Bọ hà có thể gây hại quanh năm nếu có nguồn thức ăn và ký chủ thích hợp.
Đặc tính sinh học
Trứng: Trứng được đẻ trong những lỗ hổng trên củ hay trên dây do con cái dùng miệng cạp vào. Trứng đẻ từng quả một, được trét kín bằng phân do con cái thải ra nên khó thấy, thông thường trứng ở trên dây, gần nơi tiếp giáp giữa dây và củ, đôi khi con cái bò xuống đất qua những kẽ nứt, tìm đến củ để đẻ trứng.
Ấu trùng (sùng): Sau khi nở, sùng đục, chui vào dây hay củ. Những con nở trên dây có xu hướng chui xuống đất tìm đến củ để đục vào. Sùng không chân, 3 tuổi. Trong củ, sùng đục đường hầm ngoằn ngoèo và thải phân.
Nhộng: Ấu trùng hóa nhộng trong củ hay thân. Nhộng giống thành trùng.
Thành trùng: Thành trùng giống kiến lửa, đầu đen, râu, ngực và chân màu cam hay đỏ nâu, phần bụng có màu xanh ánh kim. Thành trùng thường gậm mặt dưới lá, giả chết nếu bị động, bay thấp từng đoạn ngắn, hoạt động mạnh về đêm.
Cây ký chủ (phụ): Các loài cây thuộc họ bìm bìm (Convolvulaceae).
Thiên địch: Ong ký sinh như Bracon mellitor, B.Punctatus…, kiến lửa, nấm ký sinh Beauveria bassiana, vi khuẩn Bacillus thuringiensis .
Gây hại
Bọ hà là dịch hại quan trọng nhất trên cây khoai lang. Thành trùng và ấu trùng đều có thể gây hại trên dây và củ, tuy nhiên ấu trùng gây hại phổ biến hơn.
Dây khoai bị hại có màu đen, dị dạng, phình to hay nứt, thậm chí chết dây, nếu trên củ, ấu trùng đục đường hầm khiến củ thủng lỗ chổ, màu đen, vết thương do ấu trùng trên củ còn tạo điều kiện cho các nấm ký sinh gây hại. Củ bị hại tiết ra hóa chất ( Terpenes) làm củ có vị đắng, thối…
Quản lý
Biện pháp quản lý bọ hà hiệu quả, an toàn và kinh tế nhất là biện pháp tổng hợp, bao gồm: (1) Bẫy pheromone rất hiệu quả để kiểm soát mật số bọ hà trên ruộng, (2) Trồng đúng thời vụ và thu hoạch sớm tránh thời kỳ khô hạn, (3) Sử dụng dây giống không nhiễm bọ hà, (4) Luân canh (sau vài vụ khoai, luân canh 1 vụ với lúa nước), (5) Vệ sinh đồng ruộng (sau thu hoạch, gom dây và tiêu hủy),
(6) Nếu có thể, sau khi thu hoạch, dẫn nước và ngâm ruộng vài ngày để diệt ấu trùng, nhộng, (7) Vun gốc, lấp các kẽ đất nứt, (8) Tưới đủ ẩm để ngăn ngừa hay giảm nứt đất, (9) Ngâm hom giống trong dung dịch Diaphos 50EC (pha theo nồng độ phun xịt) trong 30 phút,
(10) Phun thuốc trừ sâu vào đất vào giai đoạn trồng khá phổ biến để phòng ngừa bọ hà gây hại trên dây hom, có thể dùng thuốc trừ sâu dạng lỏng hay dạng hạt, thuốc có tính lưu dẫn cho hiệu quả tốt hơn như Diaphos 50EC, Sairifos 585EC định kỳ 15 ngày phun 1 lần.
Giai đoạn hình thành củ, kết hợp bón phân rải Sargent 6G (10 kg), Saburan 10Gr (10 kg), tưới nước sau khi rải thuốc. Chú ý để an toàn cho người tiêu dùng nên cẩn thận khi dùng thuốc và lưu ý thời gian cách ly (ghi trên nhãn).