Bón phân hợp lý mang lại hiệu quả kinh tế cao
21:55 - 27/02/2022
Bón phân là một trong những biện pháp kỹ thuật được thực hiện phổ biến, thường mang lại hiệu quả lớn, nhưng cũng chiếm phần khá cao trong chi phí sản xuất nông nghiệp .
Giá cà phê ngày 9/4: Trong nước lập đỉnh mới, chạm mốc 105.000 đồng/kg, toàn cầu ráo riết săn mua cà phê
Kỹ thuật trồng cây thanh long ruột đỏ cho năng suất cao
Tự trồng hành lá ngay tại nhà vô cùng đơn giản
Trồng ớt đơn giản từ hạt giống
a. Nâng cao giá trị sản xuất thu được trên đơn vị diện tích</i> là một trong những cách làm giàu của nông dân. Giá trị tạo được trên từng đơn vị diện tích có thể được thực hiện thông qua đa dạng hoá sản phẩm, lựa chọn cơ cấu cây trồng hợp lý và tăng năng suất tất cả các loại cây trồng trong cơ cấu. Bón phân hợp lý góp phần tăng thu nhập cho nông dân, tạo điều kiện làm giàu cho nông dân trên cơ sở các ưu điểm sau đây:
- Tạo cơ sở cho việc đa dạng hoá sản xuất trên từng đơn vị diện tích. Một chế độ bón phân hợp lý, có thể với lượng phân không nhiều đảm bảo cho nhiều loại cây trồng phát triển trong một năm sản xuất trên cơ sở các loại cây trồng có thể bù trừ bổ sung cho nhau về một số chất dinh dưỡng.
- Một chế độ bón phân hợp lý đảm bảo duy trì độ phì nhiêu của đất. Qua các vụ trồng trọt, đất không bị kiệt quệ, tiêu hao chất dinh dưỡng mà trái lại độ phì nhiêu của đất được thực hiện trên cơ sở sau mỗi vụ trồng trọt các loại cây trồng để lại cho đất một lượng chất hữu cơ đáng kể. Mặt khác, chế độ bón phân hợp lý còn làm giàu thêm và tăng cường khả năng hoạt động của tập đoàn vi sinh vật có ích trong đất. Cùng với sự hoạt động sôi động của tập đoàn vi sinh vật, các chất dinh dưỡng của cây được giải phóng, chuyển sang dạng dễ tiêu, dễ sử dụng đối với cây trồng.
- Chế độ bón phân hợp lý và cân đối đảm bảo không ngừng cải thiện các đặc tính vật lý và sinh học của đất. Đất tốt nói chung, là loại đất giàu các chất dinh dưỡng, có kết cấu vật lý tốt, và có hoạt động sinh học cao. Ba đặc điểm này có liên quan mật thiết với nhau, là tiền đề và điều kiện của nhau. Bón phân hợp lý không những chỉ chú ý đến việc cung cấp thêm các chất dinh dưỡng cho cây mà còn làm tốt thêm các đặc tính vật lý và sinh học của đất.
- Chế độ bón phân hợp lý góp phần nâng cao khả năng hoạt động và tính hữu ích của tập đoàn vi sinh vật đất. Tập đoàn vi sinh vật đất có vai trò rất to lớn và quan trọng trong chu trình chuyển hoá các chất. Tập đoàn vi sinh vật đất gồm rất nhiều loài thuộc các lớp, bộ sinh vật khác nhau: nấm, vi khuẩn, xạ khuẩn, tuyến trùng, v.v... Tuỳ thuộc vào hoạt động của tập đoàn sinh vật này mà chất hữu cơ trong đất được khoáng hoá nhanh hoặc chậm, cấu trúc của đất tốt hoặc xấu, chất dinh dưỡng cho cây ở trong đất nhiều hoặc ít.
Bón phân hữu cơ, ngoài việc cung cấp nguyên liệu chuyển hoá cho tập đoàn vi sinh vật, còn bổ sung thêm vào đất nhiều loài vi sinh vật mà ở trong đất các loài này có ít vì bị các loài vi sinh vật đối kháng tiêu diệt.
Bón phân vô cơ hợp lý tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho tập đoàn vi sinh vật tăng cường hoạt động.
- Bón phân hợp lý làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Thay vì có hệ số sử dụng phân bón hiện nay là 40 - 50%, bón phân hợp lý có thể nâng cao số sử dụng này lên 60 - 70% và cao hơn. Hiệu quả của phân bón không chỉ ở việc cung cấp trực tiếp chất dinh dưỡng cho cây mà còn ở nâng cao đặc tính vật lý của đất, tăng cường hoạt động của tập đoàn sinh vật trong đất. Tất cả những yếu tố này tạo điều kiện để tiết kiệm lượng phân bón được sử dụng trong sản xuất. Trong điều kiện chi phí cho phân bón chiếm tỷ trọng khá lớn trong chi phí sản xuất, thì việc tiết kiệm trong sử dụng phân bón mang lại cho nông dân khoản tiền không nhỏ.
- Với những ưu điểm trình bày trên đây, bón phân hợp lý góp phần không nhỏ vào việc tăng năng suất cây trồng. Trên cơ sở đa dạng hoá sản xuất, tăng năng suất cây trồng đối với tất cả các loài trong cơ cấu, tạo nên nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân. Nếu như 1 hecta trồng lúa với năng suất 10 tấn/năm, cho thu nhập vào khoảng 15 triệu đồng Việt Nam, thì khi chuyển sang đa dạng hoá trồng trọt thu được trên 1 ha lên 40 - 50 triệu đồng, gấp 3 - 4 lần trồng lúa. Trong số giá trị gia tăng này, bón phân hợp lý, có đóng góp vào khoảng 30 - 40%, có nghĩa là vào khoảng trên dưới 10 triệu đồng/ha/năm.
<i> b. Một số điều cần chú ý khi thực hiện bón phân hợp lý</i>
- Cần có cách nhìn tổng hợp, toàn diện: khi bón phân cho cây không thể chỉ xuất phát từ cách nhìn chật hẹp là cung cấp một số chất dinh dưỡng cho cây. Cần thấy rõ là bón phân có những tác động sâu sắc lên toàn bộ hệ sinh thái đồng ruộng.
Bón phân không thể chỉ nhắm vào việc làm tăng năng suất cây trồng mà còn phải thấy trách nhiệm bảo vệ môi trường sinh thái. Bên cạnh tăng năng suất cây trồng, bón phân còn phải đảm bảo cho chất lượng nông sản tốt, nông sản phải "sạch", có nghĩa là không mang theo các chất ô nhiễm, các chất gây độc hại cho con người.
- Cần luôn ý thức được rằng: bón nhiều phân không hẳn đã tốt. Nồng độ phân hoá học cao có thể gây hại đối với cây. Cây trồng cũng như các loài sinh vật khác, có thể có những giới hạn chịu đựng nhất định, vượt qua giới hạn đó có thể bị huỷ hoại. Cây có thể có nhu cầu đối với một lượng phân bón không nhỏ, nhưng lượng phân đó phải được chia nhỏ ra cho cây hút nhiều lần. Tập trung vào bón một lần cây không những không hút được mà còn bị đầu độc, mặt khác lượng phân bón bị hao hụt nhiều do bay hơi, rửa trôi, cây cỏ dại hút mất v.v...
Bón một lượng phân quá lớn vượt quá nhu cầu của cây, lượng phân dư thừa không những bị lãng phí mà nhiều loài sinh vật trong hệ sinh thái đồng ruộng sử dụng lượng phân thừa đó để phát triển và cạnh tranh với cây trồng về không gian và các điều kiện sinh sống khác.
Vì vây, bón phân hợp lý cho cây là bón vừa đủ lượng phân theo nhu cầu của cây ở từng thời điểm.
- Trong nhiều trường hợp, năng suất cây trồng cao chưa hẳn đã đảm bảo hiệu quả kinh tế cao.
Thực hiện nền nông nghiệp hàng hoá, sản xuất nông sản chỉ có thể được chấp nhận khi giá bán nông sản phải cao hơn giá thành sản xuất và người nông dân phải có lãi.
Phân bón thường mang lại hiệu quả kinh tế cao, khi lượng phân sử dụng hợp lý. Hiệu quả kinh tế này tăng dần lên đến một giới hạn nào đó. Giới hạn này cao hoặc thấp tuỳ thuộc vào đặc điểm của giống, vào đất đai và các yếu tố kỹ thuật canh tác khác. Vượt qua giới hạn đó, hiệu quả kinh tê của phân bón giảm dần cho đến khi không còn hiệu quả nữa và sau đó là lỗ.
Bón phân làm tăng năng suất cây trồng. Trong những giới hạn xác định, năng suất cây trồng tăng lên, hiệu quả kinh tế của sử dụng phân bón cũng tăng lên. Tiếp tục tăng lượng phân bón, năng suất cây trồng có thể tiếp tục tăng cao hơn, nhưng ở phạm vi này, hiệu quả kinh tế của phân bón giảm xuống. Sau đó càng tăng thêm lượng phân bón, hiệu quả kinh tế của phân càng giảm.
Bón phân hợp lý là tìm ra lượng phân bón thích hợp để vừa đạt năng suất cây trồng, vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế của sử dụng phân bón cao nhất.
- Không nên để cho cây quá kiệt quệ rồi mới bón phân.
Cây trồng là những cơ thể sống. Chúng chỉ tiếp nhận những chất cần thiết từ môi trường bên ngoài khi cơ thể ở trong trạng thái bình thường, các chức năng và hoạt động sinh lý của cây tiến hành không trở ngại.
Khi cây bị thiếu dinh dưỡng, trong cây diễn ra nhiều quá trình sinh lý, sinh hoá không bình thường. Để đảm bảo cho cây duy trì sự sống, các chất dự trữ, các dạng năng lượng đều được huy động để duy trì sự sống của cây, cây ở trong trạng thái bệnh lý. Tình trạng này cũng có thể xảy ra khi cây trồng bị sâu bệnh gây hại nặng.
Bón phân hợp lý là sử dụng phân bón đúng lúc không để cho cây rơi vào tình trạng kiệt quệ do thiếu dinh dưỡng. Khi cây đã rơi vào trạng thái kiệt quệ, việc bón phân không thể giải quyết như cây ở trong trạng thái bình thường mà cần lựa chọn loại phân, liều lượng phân bón và thời gian bón thích hợp.
- Cây trồng sử dụng phân bón trong suốt thời gian sinh trưởng. Vì vậy cây chia ra làm nhiều lần để bón mới phát huy được tác dụng của phân bón ở mức cao.
Trong thực tế sản xuất, vì nhiều lý do khác nhau người nông dân không thể bón quá nhiều lần cho cây mà thường tập trung vào một số lần để bón, thông thường là 2 - 4 lần trong một vụ đối với các loại cây ngắn ngày.
Bón tập trung ít lần với những lượng phân bón lớn có thể gây ra nhiều tác hại đối với cây trồng, đối với môi trường sinh thái. Vì vậy, bón phân hợp lý yêu cầu chia lượng phân bón ra làm nhiều lần để bón. Càng nhiều lần càng tốt, nhất là khi có những điều kiện thuận lợi cho phép bón phân làm nhiều lần.
<i> c. Một số việc cần làm để thực hiện bón phân hợp lý</i>
- Trước hết người nông dân cần có sổ tay hoặc cẩm nang phân bón. Sổ tay hoặc cẩm nang phân bón được các nhà xuất bản in ấn nhiều lần và được phổ biến rộng rãi ở nhiều nơi. Nông dân muốn đạt hiệu quả cao trong trồng trọt, muốn tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón cần mua và biết cách sử dụng sổ tay (cẩm nang phân bón).
Cần nhận thức được là cẩm nang phân bón không phải là bài thuốc vạn năng có thể phát huy hiệu lực và đảm bảo hiệu quả cao ở mọi lúc và mọi chỗ. Những điều kiện trình bày trong sổ tay (cẩm năng) là những yếu tố chung nhất, tiêu biểu nhất, là những số liệu trung bình của hàng trăm nghìn trường hợp được khảo sát và nghiên cứu. Thực tế sản xuất thường đa dạng và phong phú gấp nghìn triệu lần những gì đã viết trong sách.
Vì vậy, có sổ tay (cẩm nang) là điều cần thiết, nhưng quan trọng hơn là biết cách sử dụng tốt những điều được viết trong sách. Sử dụng tốt những điều đã viết trong sách trước hết là phải trân trong nó, coi đó là những mẫu mực để tìm cách sử dụng ở mức cao nhất vào hoạt động thực tế của mình. Trên cơ sở những điều đã viết trong sách liên hệ, đối chiếu với những gì đã và đang xảy ra trong thực tế sản xuất của mình để tìm ra những kết luận cần thiết cho hành động thực tế.
- Cần có những hiểu biết càng đầy đủ càng tốt về thời tiết, khí hậu, về đất đai, về cây trồng ở nơi tiến hành sản xuất.
Những người nông dân có kinh nghiệm thường khuyên lớp trẻ là muốn bón phân có hiệu quả phải nhìn trời, nhìn đất, nhìn cây mà bón. Điều này cho thấy, những người nông dân sản xuất giỏi đã ý thức khá rõ việc bón phân muốn mang lại kết quả tốt cần phù hợp với điều kiện đất đai, thời tiết và nhu cầu của cây.
Về đặc điểm của đất đai, người nông dân có thể phát hiện dần qua quá trình trồng trọt nhiều năm trên mảnh ruộng của mình. Cái cần đối với người nông dân là độ phì nhiêu thực tế của ruộng vườn. Độ phì nhiêu thực tế tuỳ thuộc nhiều vào chế độ canh tác, vào cây trồng những năm trước đây, nhất là ở vụ trực tiếp trước đó.
Khí hậu thời tiết diễn biến hàng năm có thể lấy và tham khảo các tài liệu của trạm khí tượng trong vùng. Điều quan trọng là những diễn biến cụ thể của tiểu khí hậu và vi khí hậu trên ruộng, vườn của người nông dân. Những tư liệu về tiểu khí hậu và vi khí hậu cần được người nông dân tích lũy và ghi chép lại qua quá trình sản xuất thực tế của mình. Cần lưu ý là thời tiết khí hậu thường diễn biến theo chu kỳ. Những hiện tượng đột xuất như giá rét, bão, sương muối thường xảy ra theo chu kỳ nhiều năm, có khi hàng chục năm mới trở lại. Những hiện tượng thông thường như mưa, nắng, gió nhẹ, v. v... thường diễn biến theo chu kỳ ngắn hơn, cứ vài ba năm trở lại một lần. Thông thường, khí hậu thời tiết của 2 năm kế tiếp nhau không giống nhau. Vì vậy, những gì xảy ra năm nay thì năm sắp tới thường ít khi lặp lại.
Về cây trồng, điều người nông dân cần nắm được là giống cây. Gần đây, chúng ta đưa nhiều giống mới vào sản xuất. Người nông dân khi đưa một giống về sản xuất trên ruộng của mình cần nắm được xuất xứ của giống, những yêu cầu và đặc điểm của giống, đặc biệt là các nhu cầu về chất dinh dưỡng. Nguồn gốc của giống, thường bao hàm những đặc điểm cơ bản của giống vì mỗi giống cây được tạo ra thường mang lại các đặc tính của bố mẹ và mang những đặc điểm của khí hậu đất đai nơi giống đó được tạo ra.
Những đặc điểm của giống cây người nông dân có thể yêu cầu người bán giống cung cấp. Cần tránh gieo trồng những giống cây không rõ lý lịch, không có nguồn gốc. Không sử dụng các giống cây được mua bán trôi nổi trên thị trường.
- Để có thể bón phân hợp lý cần theo dõi và nắm sát trạng thái của cây trên đồng ruộng.
Những biểu hiện thành triệu chứng và trạng thái của cây thể hiện ra bên ngoài phản ánh khá trung thực quá trình sinh trưởng phát triển của cây và những phản ứng của cây đối với các yếu tố thuận lợi cũng như bất lợi trong môi trường và điều kiện sống của nó. Ví dụ, cây thiếu đạm phát triển còi cọc, lá chuyển sang vàng, cây thừa đạm lá có màu xanh sẫm, lá mềm lướt, v.v...
Dưới đây là một số triệu chứng thiếu chất dinh dưỡng của cây:
Một số triệu chứng của cây do thiếu chất
SttTriệu chứngThiếu chất1Lá úa vàng bắt đầu từ đỉnhN2Mép lá bị héo chếtK3Các gân lá úa vàng khi lá còn xanhMg4Trên lá ngũ cốc xuất hiện các đốm màu hơi nâu, hơi xám, hoặc hơi trắngMn5Trên lá hoặc thân xuất hiện màu hơi đỏ trên nền xanhP6Lá non có những đốm xanh vàng với gân lá màu hơi vàngS7Lá non có những đốm xanh vàng với gân lá màu xanhFe8Lá non đậu đỗ, khoai tây có đốm màu đen hơi nâuMn9Lá non nhất có đỉnh màu trắngCu10Lá non nhất có màu hơi nâu hoặc chếtB
Trên đây là các triệu chứng tương đối tiêu biểu của cây thiếu các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, chưa phải là tất cả các triệu chứng có liên quan đến thiếu chất dinh dưỡng thể hiện trên cây. Mặt khác, thiếu chất dinh dưỡng đã thể hiện các tác động tiêu cực lên sinh trưởng và phát triển của cây từ rất sớm, trước khi cây thể hiện thành triệu chứng ra bên ngoài. Thí dụ như thiếu N cây có thể ra lá chậm, lá nhỏ, đẻ ít nhánh, v.v...
Điều rất quan trọng đối với người nông dân là cải tiến cách thăm đồng theo truyền thống làm nông nghiệp trước đây bằng cách thăm đồng kèm theo một số đo đếm quan sát cần thiết có thể đánh giá chính xác hơn trạng thái của cây. Các quan sát, đo đếm cần được tiến hành là:
<blockquote> * Sinh trưởng và phát triển của cây trồng: số nhánh, số lá, kích thước lá, màu sắc lá, các biểu hiện không bình thường trên cây, chiều cao cây, số nhanh hữu hiệu, v.v... Các quan sát đo đếm này cần được tiến hành đúng phương pháp, đúng số lượng cần thiết để tránh sai số và không phản ánh đúng trạng thái của cây trên đồng.
* Độ đồng đều của quần thể cây trồng. Đồng đều về hình thái, đồng đều về giai đoạn phát triển, đồng đều về trạng thái sức khoẻ, đồng đều về khả năng tạo năng suất nông sản.
* Tình hình diễn biến và gây hại sâu bệnh. cần nắm được tỷ lệ, chỉ số cây bị hại, mật độ sâu trên ruộng, giai đoạn phát dục của loài sâu gây hại, các loài thiên địch, các loài sâu bệnh khác đang có mặt với mật độ chưa cao.
* Tình hình hệ sinh thái đồng ruộng: nước, cỏ dại, độ toi xốp của đất, tiểu khí hậu trên ruộng, v.v...
</blockquote> Các theo dõi quan sát nêu trên đây có thể thực hiện một cách đơn giản và khi người nông dân đã quen thì không mất nhiều thời gian lắm.
Việc bón phân hợp lý cần được tiến hành trên cơ sở phân tích và đánh giá hiện trạng cây trồng trên đồng ruộng một cách cụ thể và cẩn thận. Vì vậy, nếu không tiến hành việc điều tra, đánh giá đồng ruộng một cách thường xuyên, định kỳ thì ít nhất trước mỗi lần bón phân cũng cần có điều tra đánh giá.
- Tiến hành dự báo những gì xảy đến trong những ngày sắp tới để thực hiện bón phân hợp lý.
Để có thể bón phân hợp lý và phát triển đến mức cao nhất hiệu quả của phân bón, cần dự báo được diễn biến của cây trồng trong những ngày sắp tới, dự báo được diễn biến của hệ sinh thái đồng ruộng, dự báo được năng suất cây trồng có khả năng đạt được.
Các cơ sở để tiến hành dự báo có thể là:
<blockquote> + Kinh nghiệm làm nông nghiệp lâu đời của nông dân trên mảnh đất của mình.
+ Các dự báo trung hạn của cơ quan khí tượng thuỷ văn.
+ Các dự tính dự báo về phát sinh và diễn biến của sâu bệnh.
+ Những nhận xét và đánh giá cây trồng trên đồng ruộng ở thời điểm hiện tại.
</blockquote> Thực tế sản xuất cho thấy, rất nhiều trường hợp nông dân tiến hành bón phân không hợp lý vì không dự báo được những gì sẽ xảy ra trong những ngày sắp tới. Có trường hợp càng tiến hành bón phân, sâu bệnh càng phát triển mạnh, làm cho phân bón không những không phát huy được tác dụng làm tăng năng suất cây trồng mà còn làm tăng thêm mức độ gây hại của sâu bệnh dẫn đến năng suất bị mất trắng. Cũng có trường hợp, bón phân quá muộn, phân không góp phần làm tăng năng suất cây trồng mà còn để lại dư lượng trong nông sản làm giảm chất lượng của nông sản và lãng phí phân bón. Có trường hợp vừa bón phân xong trời mưa to, cây chưa kịp sử dụng thì phân bón đã bị trôi theo dòng nước mưa làm ô nhiễm ao hồ và sông suối.
- Thực hiện việc bón phân hợp lý một cách linh động, sáng tạo.
Do đặc điểm và tính chất của nó, sản xuất nông nghiệp thường không bao giờ là những công thức có sắn. Bón phân cũng vậy, là một hoạt động của sản xuất nông nghiệp, nó cần được giải quyết trên cơ sở những điều kiện cụ thể và thực tế của sản xuất.
Với tinh thần sáng tạo, mọi loại phân bón có ở cơ sở sản xuất đều có thể sử dụng tốt với hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, bón phân hợp lý không nhất thiết phải có đầy đủ mọi loại phân bón cũng không nhất thiết có đủ số luợng của mỗi loại phân. Trong thực tế sản xuất, nông dân ít khi có sẵn và có đầy đủ các loại phân bón.
Tính chất hợp lý trong việc sử dụng phân bón được đặt ra cả với trường hợp có đủ cũng như với trường hợp không có đủ các thành phần và số lượng phân bón cần thiết.
Bón phân hợp lý được đặt ra trong tinh thần: rất tiết kiệm phân bón, phát huy đến mức cao mọi loại phân bón có ở nơi sản xuất, nhân lên cả tác dụng tích cực và hạn chế đến mức thấp nhất các tác dụng tiêu cực của phân bón.
Muốn sử dụng phân bón một cách sáng tạo cần nhận đúng các loại phân bón.
Xin giới thiệu ở đây một số cách nhận biết đơn giản một số loại phân bón thông thường bằng phương pháp hoá lý:
* Nhận biết các loại phân khoáng tan hết trong nước (phân nitrat, phân amôn, phân kali).
+ Lấy mẫu phân bằng thìa, mũi dao, đưa lên ngọn lửa đèn cồn hoặc lửa than.
Nếu phân cháy thành ngọn lửa: phân nitrat.
Nếu phân chảy nước bốc khói: phân amôn.
Không thấy thay đổi: phân kali.
+ Phân biệt các loại phân nitrat:
Lấy 1 thìa phân nitrat bỏ vào cốc có nước vôi trong:
Có mùi khai: phân nitrat amôn (NH<sub>4</sub>NO<sub>3</sub>)
Không có mùi khai: phân nitrat natri (NaNO<sub>3</sub>) hoặc nitrat kali (KNO<sub>3</sub>). Để phân biệt 2 loại nitrat này, đốt phân lên ngọn lửa:
Ngọn lửa màu vàng: NaNO<sub>3</sub>
Ngọn lửa màu tím: KNO<sub>3</sub>
+ Phân biệt các loại phân amôn.
Lấy 1 thìa phân amôn bỏ vào cốc có nước vôi trong:
Không có mui khai: phân urê CO(NH<sub>2</sub>)<sub>2</sub>
Có mùi khai: đổ tiếp vào dung dịch BaCl<sub>2</sub>. Kết tủa thành sunphat amôn (NH<sub>4</sub>)<sub>2</sub>SO<sub>2</sub>. Không kết tủa: NH<sub>4</sub>Cl hoặc NH<sub>4</sub>H<sub>2</sub>PO<sub>4</sub>. Cho AgNO<sub>3</sub> vào dung dịch không kết tủa trên thấy:
Kết tủa màu trắng: NH<sub>4</sub>Cl
Kết tủa màu vàng: NH<sub>4</sub>H<sub>2</sub>PO<sub>4</sub>
+ Phân biệt các loại phân kali.
Hoà tan phân kali vào cốc đổ từ từ dung dịch BaCl<sub>2</sub> vào:
Có kết tủa: K<sub>2</sub>SO<sub>4</sub>
Không có kết tủa: KCl
* Phân biệt các loại phân khoáng ít tan hoặc không tan hết trong nước (phân lân, vôi, xianamit, kali magiê).
+ Nhận biết phân vôi: màu trắng ngà, trắng đục.
Nhỏ axit vào phân, thấy sủi bọt: CaCO<sub>3</sub>, MgCO<sub>3</sub>.
Không thấy sủi bọt: vụn sừng, prexipitat, thạch cao.
+ Phân biệt các loại phân khi nhỏ axit không sủi bọt.
Đốt trên than, đèn cồn có mùi khét: vùn sừng.
Không có mùi khét là 2 loại phân còn lại.
Nhỏ AgNO<sub>3</sub> vào: kết tủa màu vàng: prêxipitat.
Không có màu: thạch cao (CaSO<sub>4</sub>. 2H<sub>2</sub>O)
+ Nhận biết phân kali magiê: màu xám, tan trong nước.
+ Nhận biết bột photphorit: màu đất, pH trung tính.
+ Màu đen, pH kiềm, nhỏ axit vào:
Bốc hơi, kết tủa, vệt đen: phân xianamit canxi.
Kết tủa lắng xuống đáy cốc: Tômasolac.
Bên cạnh việc nhận biết các loại phân bón, cần biết cách tính lượng phân theo công thức phân bón.
* Đối với các loại phân bón
Thí dụ bón phân hoá học cho lúa theo công thức 60 : 40 : 30.
Phân urê có 46% N, supe lân có 20% P<sub>2</sub>O<sub>5</sub>, clorua kali có 60% K<sub>2</sub>O.
<i> Cách tính như sau:</i>
Phân urê: 60 x 100/46 = 130 kg.
Phân supe lân: 40 x 100/20 = 200 kg.
Phân clorua kali: 30 x 100/60 = 50 kg.
* Đối với các loại phân hỗn hợp:
Tính số lượng phân hỗn hợp cần thiết trên cơ sở tỷ lệ giữa công thức phân bón cho cây so với công thức pha trộn của loại phân.
* Thí dụ: Bón phân cho lúa với mức: 60 : 40 : 30 và dùng phân hỗn hợp 16 : 16 : 8.
Tỷ số cần có là: 60/16; 40/16; 30/8 hay là 3,7; 2,5; 3,7.
Với dãy số trên đây ta chọn số chẵn thấp nhất của 3 tỷ số, đó là số 2. Tính số phân hỗn hợp cần có là:
100 kg x 2 = 200 kg phân amôphốtka 16 : 16 : 8.
Như vậy ta đã cung cấp cho lúa được 32 : 32 : 16. So với công thức định bón là còn thiếu. Số phân còn thiếu cần sử dụng phân đơn để bổ sung vào.
N còn thiếu 60 kg - 32 kg = 28 kg
P<sub>2</sub>O<sub>5</sub> còn thiếu 40 - 32 = 8 kg
K<sub>2</sub>O còn thiếu 30 - 16 = 14 kg.
Nếu sử dụng urê thì cần có: 28 x 100/46 = 60 kg urê.
Dùng supe lân thì cần có: 8 x 100/20 = 40 kg supe lân.
Dùng clorua kali thì cần có: 14 x 100/60 = 23 kg clorua kali.
Tính hợp lý trong sử dụng phân bón được thể hiện ở hiệu quả của phân bón. Hiệu quả này được biểu hiện trên 3 mặt: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.
Đánh giá hiệu quả kinh tế của phân bón người ta thường dùng 2 chỉ tiêu: lãi ròng và lãi suất.
Lãi ròng (LR) giá trị của phần nông sản tăng lên do tác dụng của phân bón trừ đi số tiền chi phí để mua phân bón và trả công cho người bón phân:
Trong đó: LR = TN - CP. (TN: thu nhập, CP: chi phí).
Thực tế bón phân ở nước ta cho thấy lãi ròng của người nông dân đạt vào khoảng 50% số tiền bỏ ra để mua và sử dụng phân bón.
Lãi suất (LS) là thương số giữa tiền thu nhập tăng lên do phân bón (TN) với số tiền bỏ ra để mua phân bón (CP):
LS = TN/CP
Thực tế sản xuất cho thấy muốn bón phân có lãi, lãi suất phải đạt cao hơn 2.
Hiệu quả kinh tế của phân bón trong nhiều trường hợp không chỉ phát huy ngay trong vụ sản xuất đó mà nhiều lúc còn có những tác dụng tốt đối với các loại cây trồng ở vụ tiếp sau. Đặc biệt là các loại phân hữu cơ, phân hoá học có tác động tốt lên tập đoàn vi sinh vật đất, làm tăng hoạt động của nhóm vi sinh vật có ích. Vì vậy, khi tính toán hiệu quả kinh tế của phân bón cần có cách nhìn bao quát hơn.
Hiệu quả xã hội của phân bón cho đến nay chưa được nông dân chú ý đến. Bón phân cho lúa nhiều khi mang lại hiệu quả kinh tế không cao so với bón phân cho rau, hoa, cây ăn quả. Tuy vậy, lúa là cây lương thực có vai trò rất quan trọng trong đảm bảo an toàn lương thực, gìn giữ ổn định cuộc sống của nhân dân, cho nên bón phân cho lúa mang lại hiệu quả xã hội rất cao.
Bón phân có tác động rất lớn đến môi trường sống của con người, đến sự phát triển của các hệ sinh thái. Bón hợp lý cần đảm bảo tăng năng suất cây trồng nhưng không gây ô nhiễm, không ảnh hưởng đến sức khoẻ người nông dân và không có những tác động tiêu cực lên các hệ sinh thái.
Bón phân hợp lý không phải là một công thức nghiệm đúng cho tất cả mọi trường hợp sử dụng phân bón ở bất cứ địa phương nào, vào bất cứ thời điểm nào. Chỉcó thể tạo được sự hợp lý khi vận dụng tốt những kết quả thu được và được tổng kết cho các trường hợp điển hình vào hoàn cảnh và điều kiện cụ
Nguồn: Internet