Cá ngon miền Tây, đây là loại cá đặc sản mỗi năm chỉ xuất hiện một lần
09:50 - 19/01/2025
Thơm, ngon, mềm, ngọt… là những mỹ từ mà thực khách dành cho món cá linh, loài cá đặc sản của miền Tây mỗi năm chỉ có một lần vào mùa nước nổi (lũ).
Kiểm soát tốt dịch bệnh, ngành thú y giúp chăn nuôi tăng trưởng vượt 5%
Nông dân một xã ở Kiên Giang trồng giống mít gì mà trái to bự, hễ bán 1 quả có ngày 1 triệu?
Buôn bán, vận chuyển trái phép lợn qua biên giới vô cùng phức tạp, Bộ NN-PTNT yêu cầu xử lý nghiêm
Chuyện của Madam Hương Coffee và cà phê đặc sản dưới tán rừng
Như quy luật ngàn đời, mùa nước nổi (lũ) ở miền Tây và cá linh có mối quan hệ như hình với bóng. Khi lũ sông Mekong đổ về Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cũng là thời điểm cá linh xuất hiện với số lượng áp đảo trong các loài thủy sản mùa lũ, nhất là các địa phương vùng đầu nguồn như An Giang, Đồng Tháp.
Nhưng độc đáo hơn là khi lũ ĐBSCL rút sau hơn 3 tháng dâng cao theo quy luật tự nhiên thì cá linh cũng vắng bóng trong môi trường tự nhiên, ngoại trừ một ít bị rơi rớt trong các ao, đìa... Nói cách khác, đây là loài thủy sản đặc hữu của mùa lũ ĐBSCL và mỗi năm chỉ xuất hiện đúng một lần.
Có lẽ đây là một trong những cơ sở để người đời tôn vinh loài cá có thân hình lúc trưởng thành chỉ bằng ngón tay người lớn, danh xưng vô cùng lớn lao: "linh" như sự linh ứng…
Và linh ứng hơn khi đi theo sự xuất hiện của cá linh là hàng hoạt rau đặc sản ăn kèm, như: bông súng, bông điển điển...
Cá linh có thể được chế biến thành nhiều món ăn nhất trong danh sách thủy tộc miền Tây. Với chất lượng thơm, ngon, mềm, ngọt… nên cá linh đều trở thành món ăn đặc sản khi được chế biến dưới bất cứ hình thức nào từ kho, chiên, canh chua… tương ứng với tuổi đời của nó.
ĐBSCL đang vào mùa lũ, du khách hãy đến và nếm thử món cá linh. Khi đó chắc hẳn du khách sẽ mở rộng trải nghiệm ẩm thực để thêm quý, thêm yêu vùng đất phương Nam của Tổ quốc.
Bắt đầu từ tháng 7, khi nước từ thượng nguồn sông Mekong đổ mạnh về, ĐBSCL bước vào mùa nước nổi, gần đây quen gọi là lũ. Đây cũng là thời điểm cá linh xuất hiện.
Tuy chỉ xuất hiện ở ĐBSCL hơn 3 tháng của mùa lũ, cá linh có tốc độ lớn nhanh. Vì thế người miền Tây đã rất thông minh khi sáng chế ra nhiều loại ngư cụ đánh bắt thích ứng.
Lúc cá linh đầu mùa, thân hình còn nhỏ thì dùng dớn, đáy, lớn hơn chút thì chày, và sau đó là dùng lưới để giăng bắt... Trong ảnh, người dân dùng dớn đánh bắt cá linh.
Một mẻ cá linh tươi rói.
Cá có thân hình nhỏ, con trưởng thành chỉ bằng ngón tay người lớn. Do thịt thơm tự nhiên, mềm, ngọt... nên cá linh được chế biến nhiều món ăn ngon tùy theo tuổi đời của chúng. Đầu mùa lũ, cá còn nhỏ, là thời điểm tốt nhất để chế biến món kho lạt dầm me chua, hay trái chúc...
Với độ nổi tiếng của mình, cá linh đã được nhiều nhà hàng sang trọng đón nhận và ngồi chễm chệ trong ngôi đầu danh sách món ăn đặc sản miền Tây.