Cả nước có hơn 32.000ha cây trồng bị ảnh hưởng do hạn, mặn
11:10 - 07/04/2024
Do ảnh hưởng của El Nino, đang xảy ra tình trạng xâm nhập mặn ở ĐBSCL và hạn hán, thiếu nước cục bộ tại Đông Nam bộ, Tây Nguyên, Trung bộ, đồng bằng Bắc bộ.
Những giống lúa bản địa của người Mường đang dần biến mất
Loại củ đang vào mùa ở Việt Nam, giá rẻ, nhiều người thích nhưng cực độc nếu ăn sai cách
Đạt 9,2 tỷ USD sau 11 tháng, xuất khẩu thủy sản 2024 tự tin cán mốc 10 tỷ USD
Lý do bất ngờ khiến giá cà phê 'bùng nổ', Đắk Nông một mình đưa giá cà phê lên mốc cao mới
Theo Bộ NN-PTNT, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) từ đầu mùa khô tính đến ngày 26/3 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm và cùng kỳ năm 2023, nhưng không nghiêm trọng như các năm xâm nhập mặn lịch sử 2015 - 2016, 2019 - 2020.
Hiện có khoảng hơn 20.000 ha lúa (Tiền Giang 30 ha, Bến Tre 730 ha, Trà Vinh 13.000 ha, Sóc Trăng hơn 6.000 ha, Long An 720 ha) có nguy cơ bị ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn. Đây là các diện tích được người dân xuống giống muộn, không theo khuyến cáo (sau ngày 31/12/2023). Trong đó, đã có 621 ha lúa thuộc tỉnh Sóc Trăng bị thiệt hại.
Về nước sinh hoạt, có khoảng 50.500 hộ dân (chiếm 3,6% tổng hộ dân) bị thiếu nước sinh hoạt (Bến Tre 12.000 hộ, Kiên Giang 20.000 hộ, Sóc Trăng 6.400 hộ, Bạc Liêu 4.900 hộ, Cà Mau 3.900 hộ, Long An 3.300 hộ). Đây là các khu vực dân cư thuộc vùng nguồn nước dưới đất bị suy giảm, nguồn nước mặt tại một số công trình cấp nước tập trung có độ mặn vượt ngưỡng cho phép hoặc các hộ dân chưa được cấp nước từ công trình cấp tập trung và thiếu dụng cụ trữ đủ nước ngọt để sử dụng.
Về tình hình hạn hán, tại khu vực Trung bộ, hiện có khoảng 2.400ha lúa và cây ăn quả (chiếm dưới 1% diện tích canh tác) ở các tỉnh Quảng Nam (1.500ha lúa) và Bình Thuận (909ha thanh long) bị hạn hán, thiếu nước. Dự báo, do mùa khô còn kéo dài đến hết tháng 7, 8 nên khu vực tiếp tục có nguy cơ bị ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước trong thời gian tới, đặc biệt nếu nắng nóng xảy ra gay gắt, lượng nước trữ trong các hồ chứa giảm nhanh.
Qua cân đối nguồn nước, diện tích nguy cơ bị ảnh hưởng ở vụ đông xuân 2023 - 2024 khoảng 3.700 - 5.700ha cây trồng (dưới 1% diện tích canh tác), tập trung tại Nghệ An 1.000 - 1.500ha, Quảng Nam 1.700 - 2.500ha, Phú Yên 500 - 700ha, Bình Thuận 500 - 1.000ha). Trong vụ hè thu 2024, vùng nguy cơ bị ảnh hưởng khoảng 15.500 - 21.000ha cây trồng (chiếm từ 2 - 3% diện tích canh tác) gồm Bắc Trung bộ 7.500 - 11.000ha, Nam Trung bộ 8.000 - 10.000ha.
Tại khu vực Tây Nguyên và Đông Nam bộ, hiện có hơn 9.800ha cây trồng (chủ yếu là cây lâu năm) bị ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước (Gia Lai 101ha, Đắk Lắk 63ha, Lâm Đồng hơn 1.800ha, Bình Phước hơn 7.800ha). Trong đó, đã có 66ha lúa và hoa màu thuộc tỉnh Gia Lai bị mất trắng. Các diện tích bị mất trắng thuộc vùng sản xuất nằm ngoài vùng các công trình thủy lợi phục vụ tưới.
Dự báo, cuối mùa khô tình trạng hạn hán, thiếu nước nguy cơ tiếp tục xảy ra tại một số các công trình hồ chứa nhỏ, đập dâng và vùng ngoài công trình thủy lợi phụ trách tưới với tổng diện tích bị ảnh hưởng khoảng 23.000 - 37.000ha (Tây Nguyên 15.000 - 26.000ha, Đông Nam bộ 8.000 - 11.000ha), chiếm khoảng 1 - 2% diện tích gieo trồng.
Tại khu vực Bắc bộ, hiện tại dung tích bình quân các hồ chứa thủy lợi phổ biến từ 57 - 70% dung tích thiết kế, thấp hơn so với trung bình nhiều năm và các năm 2021 - 2023 từ 5 - 15%, bảo đảm phục vụ tưới cho cây trồng vụ đông xuân.
Tuy nhiên, các diện tích thuộc vùng công trình thủy lợi lấy nước từ sông Hồng, nguồn nước phục vụ tưới dưỡng lúa đang bị thiếu hụt do mực nước sông Hồng - Thái Bình ở mức thấp, không bảo đảm cho các công trình thủy lợi chủ động vận hành dẫn đến nguy cơ thiếu nước cục bộ tại các tỉnh Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương…