Cách Trồng Cây Măng Tây Xanh (asparagus)

Cách Trồng Cây Măng Tây Xanh (asparagus)

15:58 - 20/03/2022

Trồng loài cây được coi là "thần dược" kháng ung thư, nông dân một xã ở Tây Ninh không lo ế hàng
Giá cà phê ngày 9/4: Trong nước lập đỉnh mới, chạm mốc 105.000 đồng/kg, toàn cầu ráo riết săn mua cà phê
Kỹ thuật trồng cây thanh long ruột đỏ cho năng suất cao
Tự trồng hành lá ngay tại nhà vô cùng đơn giản
Trồng ớt đơn giản từ hạt giống

a. Chọn đất trồng cây Măng tây:

Cây Măng tây sinh trưởng và phát triển rất mạnh với các loại đất trồng tơi xốp, giàu dinh dưỡng hữu cơ và vi sinh hữu ích, cùng với chế độ chăm sóc thật chu đáo như trồng rẫy rau màu loại khó tính. Măng tây là cây trồng cần phải có 100% nắng toàn phần >7-8 giờ/ngày để quang hợp thật tốt với bộ lá tạo ra năng lượng hữu cơ tổng hợp cung cấp dinh dưỡng cho bộ rễ nuôi cây. Trồng cây Măng tây ở nơi bị bóng cây che rợp <70%, mưa nhiều nắng ít, hiệu suất quang hợp thấp, khí hậu lạnh dưới <180C hoặc nóng trên >350C cây sẽ kém phát triển, năng suất và chất lượng Măng sẽ sút giảm, thậm chí không cho Măng !

Cây Măng tây cho năng suất cao nhất ở nhiệt độ bình quân 30*C và phát triển tốt nhất trong vùng khí hậu trung bình 25*C-33*C. Đất trồng cây Măng tây phải có vị trí ổn định lâu dài 5-10-15 năm, không quy hoạch thổ cư hay mục đích khác. Các loại đất thích hợp để trồng cây Măng tây là đất thịt nhẹ, đất phù sa mới bồi ven sông, đất cát pha 50/50, đất nham thạch núi lửa, đất đỏ bazan,… hoặc các loại đất có thể cải tạo thành đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng hữu cơ, tầng canh tác dày >1 mét, đáy bộ rễ cây Măng phải cách ly cao hơn mặt tầng sét, tầng phèn và mực nước ngầm >50 cm, có đủ 100 % nắng toàn phần 8 giờ/ngày, đất trồng và nước tưới sạch có pH = 6.5 - 7.5, không bị triều cường hoặc ngập úng trong mùa mưa, và phải có đủ nước tưới trong mùa nắng để giữ đều độ ẩm 60-70 % trong chân đất trồng.

Nhờ có bộ rễ ăn sâu 3 mét và bộ lá kim, cây Măng tây có thể chịu hạn rất tốt, nhưng nếu thời tiết diễn biến bất thường, khí hậu tăng cao >350C và rét đậm dưới <180C kéo dài nhiều ngày thì cây sẽ tạm ngưng phát triển và không trổ Măng. Cũng không nên chọn thế đất có độ dốc nhiều quá >5-10 % để tránh bị xói mòn trong quá trình canh tác cây Măng tây kéo dài đến 6-8 hoặc 10-15 năm.

Các loại đất bị phèn nặng, hay bị ngập úng thường xuyên, có tầng canh tác nông/cạn ít hơn <1m, đất có sạn sỏi, đất đã trồng cao su, cây thuốc lá, đất nhiễm dioxin hoặc chất thải độc hại gần khu công nghiệp thì không nên trồng cây Măng tây (vì chồi Măng rất dễ bị nhiễm độc tố).

Quanh khu đất trồng Măng tây nên đào hệ thống mương đủ để chủ động thoát nước và kết hợp trồng thêm các loại cây có giá trị kinh tế cao (như hoa kiểng,...) để che chắn giông gió có thể quật đổ ngả cây.

b. Chuẩn bị đất trồng cây Măng tây:

Đất trồng cây Măng tây cần phải được cải tạo bằng phẳng, có độ dốc nhẹ <5-10 % để thoát nước tưới. Cần phải trồng cây chắn gió + đào mương thoát nước bao quanh đất trồng (rộng 150-200 cm, sâu 150-200 cm) để chống mưa to ngập nước, triều cường. Khi cần phải có bơm công suất lớn tháo nước, không để ngập úng chân đất quá 8 giờ/ngày sẽ làm mất năng suất Măng sáng ngày hôm sau và sau đó.

Do bộ rễ cây Măng tây trải rộng 70-100 cm và ăn sâu 1-2-3 mét tràn đầy trong chân đất sau 2-3 năm trồng không thể dùng cuốc xẻng can thiệp làm tơi xốp đất được nữa, và do nước ta có 6 tháng mưa, đôi khi kéo dài nhiều ngày khiến đất trồng dễ bị ngập úng, người trồng cần phải cải tạo đất, thiết lập tầng canh tác tơi xốp như một lớp giá thể dày #100-120 cm, lên liếp đất trồng cao #60-80 cm, đáy liếp (cũng là đáy của 80% bộ rễ hút dinh dưỡng của cây Măng) phải cao hơn tầng sét và mực nước ngầm >50 cm; rãnh thoát nước sâu 20-40-60 cm theo độ ăn sâu của rễ; quanh rẫy phải đào mương thoát nước rộng 150-200 cm, sâu 150-200 cm để đề phòng mưa to, triều cường gây ngập úng bất ngờ, kết hợp trồng cây (có giá trị kinh tế) để chắn giông gió lớn.
Có thể chuẩn bị làm luống/liếp đất trồng cây Măng tây như sau:

[1]. Trước tiên, tiến hành làm cỏ và xử lý thuốc diệt cỏ lưu dẫn, dùng WEHG, Trichoderma, Sinconsin, Agrispon, đồng đỏ,… khử tuyến trùng, nấm bệnh, côn trùng, vi sinh vật có hại; rải 1-2-3 tấn vôi, bổ sung thêm 1 lớp cát đen dày #20-30 cm rồi dùng cuốc xẻng, máy cày, máy cuốc đảo trộn đều lớp cát và 20-30 cm lớp đất mặt thành một lớp đất cát pha 50/50 tơi xốp dày #40-50 cm [a] (Đất trồng là đất cát pha 50/50 tự nhiên thì không cần bổ sung thêm cát đen san nền nữa).

[2]. Tùy khả năng, bón lót #20-50 tấn phân xanh (gồm vỏ hoặc bã thực vật các loại cây họ đậu, lục bình, rơm rạ, tro trấu,...), phân chuồng ủ hoai + Trichoderma, phân trùn quế, phân hữu cơ tổng hợp và phân vi sinh hữu ích thành một lớp dày #20-30 cm , rồi dùng cuốc xẻng, máy cày, máy cuốc đảo trộn đều với lớp đất mặt [a].

[3]. Chọn hướng đông - tây để cây trồng lấy được nắng sáng và nắng chiều, rồi xẻ rãnh thoát nước rộng 20-40 cm, sâu #20-40-60 cm [c] lấy được một lớp đất phủ lên mặt liếp dày 10-20 cm, bón thêm 1-2 tấn lân/vôi khử phèn kết hợp với xử lý thuốc diệt cỏ phổ rộng và côn trùng, nấm bệnh, tuyến trùng rồi bổ sung thêm một lớp cát san nền dày #10-20 cm, sau đó dùng cuốc xẻng, máy cày, máy cuốc đảo trộn đều thành một lớp đất cát pha 50/50 dày #20-40 cm [d].

[4]. Cuối cùng, bón thêm #10-30-50 tấn phân xanh (tro trấu, vỏ hoặc bã thực vật các loại cây họ đậu, lục bình, vụn xơ dừa,...), phân chuồng ủ hoai + chế phẩm Trichoderma, hoặc phân trùn quế, phân hữu cơ tổng hợp, phân vi sinh hữu ích thành một lớp dày #20-30 cm [e], rồi dùng cuốc xẻng, máy cày, máy cuốc đảo trộn đều với lớp đất [d].

Cộng [a] + + [c] + [d] + [e], ta có tầng canh tác dày #100-120 cm hoàn toàn tơi xốp, giàu dinh dưỡng và vi sinh hữu ích, có rãnh thoát nước sâu 60-80 cm sẵn sàng trồng cây Măng tây mà không sợ bộ rễ bị nhiễm phèn hay bị ngập úng nước khi mưa to hay triều cường.

Sau khi đã cải tạo xong tầng đất canh tác như giá thể dày #100 cm nêu trên, cần tiến hành cân bằng lại đất trồng với độ dốc #<5-10 %, rồi tùy theo mật độ trồng cây đã định trước, căng dây lấy mực cho thẳng để chỉnh sửa ngay ngắn lại các rãnh thoát nước rộng 30-40 cm x sâu 20-40 cm (đủ để thoát nước trời mưa lớn), định hình liếp đất trồng cao 60-80 cm x rộng 100 cm (trồng 1 hàng đơn cây cách cây 45-50 cm, mật độ 18.000 cây/ha) hoặc rộng 150 cm (trồng 2 hàng (hàng đôi) cây cách cây 45-50 cm, mật độ 27.000 cây/ha) rồi phơi nắng 1-2 tháng để xử lý mầm cỏ, tuyến trùng, nấm bệnh, sâu bọ hại cây.

Trong thời gian 2,5 - 3 tháng chờ ươm giống cây Măng tây, người trồng có thể trồng/tỉa một vụ cây họ đậu để cải tạo đất và lấy thân cây lá vùi làm phân xanh bổ sung thêm đạm hữu cơ dinh dưỡng cho đất (có thể bổ sung thêm lục bình, xơ dừa, tro trấu, vỏ cà phê, mùn cưa,…).

@ Nếu đất trồng có tầng sét, tầng phèn và mực nước ngầm nông/cạn <100 cm dưới mặt đất tự nhiên thì cần phải tôn cao đáy liếp đất trồng (cũng là đáy bộ rễ cây Măng) cao hơn tầng sét, tầng phèn và mực nước ngầm khoảng >50 cm không để bộ rễ cây Măng bị ngập úng và nhiễm phèn. Cách trồng trên liếp cao 60-80 cm có lợi thế là sẽ dễ dàng kiểm soát, xử lý nấm bệnh và độ ẩm trong chân đất, nhưng có hạn chế là trong mùa nắng phải bảo đảm cung cấp nước tưới nhỏ giọt thường xuyên và nhiều hơn vì độ bốc thoát hơi nước rất cao.

@ Nếu đất trồng có tầng sét, tầng phèn và mực nước ngầm sâu >1,5-2-3,… mét dưới mặt đất tự nhiên thì chỉ cần lên liếp cao 20-30-40 cm, hoặc cũng có thể xẻ rãnh trồng cây Măng âm trong rãnh chìm sâu 10-30 cm. Cách trồng âm trong rãnh chìm có lợi thế là mùa nắng sẽ giữ được độ ẩm trong chân đất rất tốt, nhưng đến mùa mưa lại có hạn chế là chân đất sẽ rất dễ bị ngập úng, rất khó kiểm soát độ ẩm trong đất và xử lý nấm bệnh phát sinh cho cây Măng tây.

c. Chọn cách trồng cây Măng tây:

A. TRỒNG HÀNG ĐƠN: MẬT ĐỘ 18.000 CÂY/HA
(Cây cách cây: 40-50 cm – Hàng cách hàng: 120-150 cm)

NĂNG SUẤT VÀ DOANH THU DỰ KIẾN TỪ NĂM 1 - NĂM 6:
Tính bình quân 10gr/cọng măng – Hiệu suất thu hoạch 20% với kết quả
50% Măng loại 1 giá 25.000 đ/kg + 50% Măng loại 2 giá 15.000 đ/kg)
(THỜI GIÁ TPHCM 2009)

Năm 1: Cây có #1-3 chồi măng/gốc/ngày. Chỉ tỉa thưa măng tơ # 5-7 tấn/ha/năm, không nên thu hoạch cạn kiệt làm suy yếu cây về sau

Năm 2: Cây có #1-5 chồi măng/gốc/ngày. Thu hái bq 2 cọng măng 10gr/cọng x 18.000 cây/ha x 200 ngàythuhoạch/năm x 20% = 15-20 tấn/ha/năm x 20.000đ/kg = # 300.000 - 400.000.000 đ/ha/năm

Năm 3: Cây có #1-7 chồi măng/gốc/ngày. Thu hái bq 3 cọng măng 10gr/cọng x 18.000 cây/ha x 200 ngàythuhoạch/năm x 20% = 20-25 tấn/ha/năm x 20.000đ/kg = # 400.000 - 500.000.000 đ/ha/năm

Năm 4: Cây có #1-9 chồi măng/gốc/ngày. Thu hái bq 4 cọng măng 10gr/cọng x 18.000 cây/ha x 200 ngàythuhoạch/năm x 20% = 25-30 tấn/ha/năm x 20.000đ/kg = # 500.000 - 600.000.000 đ/ha/năm

Năm 5: Cây có #1->11 chồi măng/gốc/ngày. Thu hái bq 5 cọng măng 10gr/cọng x 18.000 cây/ha x 200 ngàythuhoạch/năm x 20% = 30-35 tấn/ha/năm x 20.000đ/kg = # 600.000 - 700.000.000 đ/ha/năm

Năm 6: Cây có #1->13 chồi măng/gốc/ngày. Thu hái bq 6 cọng măng 10gr/cọng x 18.000 cây/ha x 200 ngàythuhoạch/năm x 20% = 35-40 tấn/ha/năm x 20.000đ/kg = # 700.000 - 800.000.000 đ/ha/năm

TC: #2.500.000.000 Đ/HA/6NĂM = #400.000.000 Đ/HA/NĂM
(Kết quả còn tuỳ cách chăm sóc, cây giống, thổ nhưỡng, thời tiết,…)

B. TRỒNG HÀNG ĐÔI: MẬT ĐỘ 27.000 CÂY/HA
(Cặp đôi 2 cây cách cây: 40-50 cm – Hàng cách hàng: 120-150 cm)

NĂNG SUẤT VÀ DOANH THU DỰ KIẾN TỪ NĂM 1 - NĂM 6:
Tính bình quân 10gr/cọng măng – Hiệu suất thu hoạch 20% với kết quả
50% Măng loại 1 giá 25.000 đ/kg + 50% Măng loại 2 giá 15.000 đ/kg)
(THỜI GIÁ TPHCM 2009)

Năm 1: Cây có #1-3 chồi măng/gốc/ngày. Chỉ tỉa thưa măng tơ # 5-7 tấn/ha/năm, không nên thu hoạch cạn kiệt làm suy yếu cây về sau

Năm 2: Cây có #1-5 chồi măng/gốc/ngày. Thu hái bq 2 cọng măng 10gr/cọng x 27.000 cây/ha x 200 ngàythuhoạch/năm x 20% = 20-25 tấn/ha/năm x 20.000đ/kg = # 400.000 - 500.000.000 đ/ha/năm

Năm 3: Cây có #1-7 chồi măng/gốc/ngày. Thu hái bq 3 cọng măng 10gr/cọng x 27.000 cây/ha x 200 ngàythuhoạch/năm x 20% = 25-30 tấn/ha/năm x 20.000đ/kg = # 500.000 - 600.000.000 đ/ha/năm

Năm 4: Cây có #1-9 chồi măng/gốc/ngày. Thu hái bq 4 cọng măng 10gr/cọng x 27.000 cây/ha x 200 ngàythuhoạch/năm x 20% = 35-40 tấn/ha/năm x 20.000đ/kg = # 700.000 - 800.000.000 đ/ha/năm

Năm 5: Cây có #1->11 chồi măng/gốc/ngày. Thu hái bq 5 cọng măng 10gr/cọng x 27.000 cây/ha x 200 ngàythuhoạch/năm x 20% = 45-50 tấn/ha/năm x 20.000đ/kg = 900.000 - 1.000.000.000 đ/ha/năm

Năm 6: Cây có #1->13 chồi măng/gốc/ngày. Thu hái bq 6 cọng măng 10gr/cọng x 27.000 cây/ha x 200 ngàythuhoạch/năm x 20% = 55-60 tấn/ha/năm x 20.000đ/kg = # 1.100 - 1.200.000.000 đ/ha/năm

TC: #3.600.000.000 Đ/HA/6NĂM = #600.000.000 Đ/HA/NĂM
(Kết quả còn tuỳ cách chăm sóc, cây giống, thổ nhưỡng, thời tiết,…)

d. Trồng cây Măng tây ra đất sản xuất:

Thông thường, cây Măng tây trồng hàng cách hàng 120-150 cm x cây cách cây 45-50 cm = mật độ #18.000 cây/ha (trồng hàng đơn) hoặc mật độ #27.000 cây/ha (trồng hàng đôi).

Ở giữa mặt liếp đất trồng đã chuẩn bị sẵn, tiến hành cuốc hố trồng cây thành một rãnh dài rộng 50 cm x sâu 50 cm. Nếu chưa bón lót phân xanh và phân hữu cơ dinh dưỡng cho đất, người trồng cần đảo trộn đều đất với 30-50-70… tấn/ha phân xanh và phân trùn quế có bổ sung lân, vôi (lượng phân này có thể đủ dinh dưỡng trong 1-3 năm trồng cây mà không cần phải bón thêm hữu cơ 3 tháng/lần làm hao tốn chi phí nhân công) + chế phẩm vi sinh hữu ích để cải tạo đất trồng.

Sau đó cẩn thận chuyển các bầu ươm giống đến vị trí đất trồng, nhẹ nhàng rạch bỏ bao nilon bầu giống, giữ nguyên bầu giá thể (tuyệt đối không được làm tổn thương rễ) rồi đặt cây con ngay ngắn vào hố trồng, cây cách cây 45-50 cm, mặt bầu ngang mặt đất trồng.

Cổ bộ rễ cây Măng tây sau khi trồng có thể đặt sâu dưới mặt liếp đất trồng khoảng 05-10 cm hoặc 15-20 cm. Nếu trồng cạn/nông, cây sẽ mau lớn và mau cho Măng, nhưng đường kính thân Măng sẽ nhỏ. Nếu trồng sâu, cây sẽ chậm lớn và chậm cho Măng, nhưng đường kính thân Măng sẽ to hơn, đồng thời cây cũng sẽ có tuổi thọ cao hơn.
Sau khi trồng cây xong, cần lấy đất 2 bên mép liếp đất trồng để vun gốc, phủ một lớp đất mặt cao #5 cm cho những gốc cây đã trồng để bảo vệ cổ rễ và giữ cây Măng đứng thẳng quang hợp với nắng, kết hợp tạo mặt liếp đất trồng dốc nghiêng về hai bên mép liếp để thoát nước, rồi tiến hành tưới nước hàng ngày bằng phương pháp tưới thấm kết hợp bón phân qua rãnh; hoặc phun sương tưới nhồi 1 giờ tưới + 1 giờ nghỉ; hoặc tưới nhỏ giọt để giữ ẩm (Không nên vun đất phủ gốc cao quá >5 cm sau này sẽ tạo ra phần trắng gốc măng cao >5-10 cm có nhiều xơ làm mất năng suất và giảm giá trị Măng thương phẩm).

Cần theo dõi cây trồng thường xuyên, nếu thấy có cây bị hư hỏng, sâu bệnh hoặc chết thì phải kịp thời tiến hành trồng giặm bổ sung ngay.
Cây Măng tây trồng trong mùa mưa thường phát triển tốt và nhanh hơn trồng trong mùa nắng. Nếu trồng cây ra đất vào mùa mưa phải có nhà lưới, giàn che để bảo vệ cây con vì mưa to gió lớn có thể làm hỏng cây chưa kịp bắt rễ xuống đất. Cách tốt nhất là nên trồng cây trước mùa mưa 1 hoặc 2 tháng để cây kịp có thời gian bắt rễ vào đất.

e. Lao động trồng cây Măng tây:

Mỗi hecta đất trồng cây Măng tây cần 5 lao động có kinh nghiệm trồng rẫy rau màu, siêng năng cần cù như công nhân chuyên nghiệp và có sức khoẻ tốt để chăm sóc cây. Sau đó, kể từ năm thứ hai, khi cây bắt đầu cho thu hoạch ổn định, tuỳ sản lượng nhiều hay ít, có thể tuyển thêm vài lao động thời vụ để nhổ Măng, chế biến, đóng gói, bảo quản sản phẩm, v.v…
Cần chia đất trồng thành từng lô 2.000 m2 để giao cho một lao động khoẻ mạnh, siêng năng chăm sóc và chịu trách nhiệm cụ thể.

 

Nguồn: Internet