Cách xử lý bệnh gỉ sắt ở lá cây cà phê
12:26 - 28/10/2023
Cách xử lý bệnh gỉ sắt ở lá cây cà phê
Xử lý rơm rạ thành phân bón tại ruộng dễ áp dụng, nhiều lợi ích
Nông dân Chợ Lách tự tin bán hoa kiểng qua mạng xã hội
Hội Thú y Việt Nam: Phát huy vai trò kết nối, đổi mới, sáng tạo
Trồng vụ đông, ngô lai VS201 nổi nhất cánh đồng đất Tổ
Bệnh gỉ sắt trên cây cà phê là loại bệnh hại rất phổ biến trên cây trồng. Bệnh gỉ sắt ban đầu gây hại trên lá, sau đó đến thân rồi quả. Lá bị gỉ sắt sẽ bị rụng, kém phát triển làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
Thời gian gần đây, bệnh có dấu hiệu biến đổi và lây lan sang cả cây cà phê vối, vốn được xem là loài cà phê kháng bệnh gỉ sắt.
Dấu hiệu bệnh rỉ sắt trên cây cà phê
Phần mặt dưới của lá xuất hiện những chấm đỏ có màu vàng nhạt nhìn chúng giống như những giọt dầu. Đường kính trung bình 2-3 mm, trên mặt vết bệnh phủ một lớp bột phấn màu vàng da cam.
Trên lá có nhiều đốm bệnh, một số đốm có liên kết với nhau tạo thành đốm bệnh lớn.
Lá bị biến vàng, rụng hàng loạt, cành khô, cây sinh trưởng kém, giảm năng suất.
Bệnh bắt đầu ăn sâu vào thân và quả của cây cà phê trên diện rộng. Nếu không có biện pháp phòng trừ thì cây bị kiệt sức rồi dần chết đi.
Nguyên nhân gây ra bệnh gỉ sắt
Nguyên nhân là do nấm Hemileia vastatrix B và Br gây ra. Đây là loại nấm chuyên ký sinh trên cây cà phê.
Hai yếu tố chính gây ra bệnh gỉ sắt đó là nhiệt độ và lượng mưa. Các bào tử nấm phát triển trong môi trường thuận lợi là khoảng 22 độ C và độ ẩm là 80%. Các bào tử nấm bệnh sẽ lây lan nhanh khi nhà vườn không kịp thời xử lý.
Biện pháp phòng trừ
Để phòng trừ bệnh gỉ sắt bà con cần thực hiện một số công việc sau:
Nên chọn những giống cà phê có khả năng kháng bệnh gỉ sắt tốt.
Bón phân đầy đủ và cân đối, tạo hình thông thoáng, tỉa cành hợp lý giúp cây sinh trưởng tốt.
Vào đầu mùa mưa phun phòng ngừa bằng dung dịch Booc- đô hoặc các thuốc gốc đồng như Coc 85, Fuguran, Champion hoặc đồng đỏ để tăng sức đề kháng cho cây.
Khi có dấu hiệu bênh thì sử dụng thuốc như: iben-C 50BTN, Tilt Super 300EC, Anvil 5SC, Dizeb-Mb45 80 WP,…. Phun lên bên dưới bề mặt lá cà phê, nhằm mục đích ngăn chặn sự phát triển của nấm bệnh.
Vào tháng 6, 7 khi bệnh xuất hiện có thể phun thuốc 2 – 3 lần cách nhau 7-10 ngày. Nên phun khi vết bệnh chưa xuất hiện lớp nấm màu vàng.
Việc phòng trị bệnh gỉ sắt này, bà con cần tiến hành chăm sóc, tưới nước và bón phân cho cây thật tốt. Để cây có sức sinh trưởng và kháng chịu sâu bệnh. Nên ra thăm vườn thường xuyên. Khi cây có những dấu hiệu nhiễm sâu bệnh thì áp dụng biện pháp phòng trừ kịp thời ngay và luôn.