Cầm bằng đại học về, anh Cao Bá Quát lên Đà Lạt trồng rau kiểu gì mà bẻ ăn ngay tại ruộng?
09:42 - 12/12/2024
Sau khi tốt nghiệp một trường đại học nông nghiệp, trải qua nhiều công việc khác nhau, anh Cao Bá Quát (42 tuổi) đã quyết định định cư và khởi nghiệp với nông nghiệp công nghệ cao tại TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng).
Nuôi biển hiện đại không thể thiếu quy hoạch đồng bộ và đầu tư công nghệ
Loại cây ra quả ngay thân trồng thành công ở Lâm Đồng, bẻ quả to bự bán, dân có thu nhập cao
Phó Cục trưởng NAFIQPM: 'Giá lợn hơi sẽ duy trì ở mức cao'
Những giống lúa của Vinaseed không làm nông dân thất vọng
Những ngày cuối năm 2024, được sự giới thiệu của Hội Nông dân TP. Đà Lạt, chúng tôi đã được đến tham quan vườn trồng cà chua, các loại rau của ăn lá anh Cao Bá Quát (ngụ TP. Đà Lạt). Điều chúng tôi bất ngờ nhất là tên của anh nông dân này giống như tên của nhà thơ danh tiếng Cao Bá Quát từ thế kỷ 19.
Anh Cao Bá Quát trong vườn cà chua công nghệ cao của mình tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Dẫn phóng viên tham quan vườn cà chua của mình, anh Cao Bá Quát chia sẻ, anh sinh ra và lớn lên ở huyện Cẩm Xuyên (tỉnh Hà Tĩnh). Năm 2004 sau khi tốt nghiệp trường Đại học Nông nghiệp tại Hà Nội chuyên ngành Thổ nhưỡng thì anh đã đến TP Đà Lạt để tìm kiếm công việc phù hợp với ngành học.
Những ngày cuối năm 2024, được sự giới thiệu của Hội Nông dân TP. Đà Lạt, chúng tôi đã được đến tham quan vườn trồng cà chua, các loại rau của ăn lá anh Cao Bá Quát (ngụ TP. Đà Lạt). Điều chúng tôi bất ngờ nhất là tên của anh nông dân này giống như tên của nhà thơ danh tiếng Cao Bá Quát từ thế kỷ 19.
Anh Cao Bá Quát trong vườn cà chua công nghệ cao của mình tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Dẫn phóng viên tham quan vườn cà chua của mình, anh Cao Bá Quát chia sẻ, anh sinh ra và lớn lên ở huyện Cẩm Xuyên (tỉnh Hà Tĩnh). Năm 2004 sau khi tốt nghiệp trường Đại học Nông nghiệp tại Hà Nội chuyên ngành Thổ nhưỡng thì anh đã đến TP Đà Lạt để tìm kiếm công việc phù hợp với ngành học.
"Sau khi tốt nghiệp, tôi và một người bạn đã đến TP. Đà Lạt tìm việc làm. Khi mới đến Đà Lạt, tôi đã xin vào làm việc tại các công ty chuyên sản xuất rau, hoa. Trải qua nhiều lần thay đổi các công việc khác nhau, tôi và bạn của mình đã quyết định ra thuê đất để tự mình trồng rau, bán ra thị trường.
Tới năm 2013, sau khi hai anh em đã đủ kinh nghiệm và khả năng tài chính nên đã quyết định tách ra làm riêng. Năm đó, tôi vay vốn ngân hàng rồi thuê 0,6 ha đất để làm nông nghiệp công nghệ cao", anh Cao Bá Quát chia sẻ.
Anh Quát cho biết thêm, thời gian đầu, làm nông nghiệp công nghệ cao cũng gặp nhiều khó khăn do mô hình này mới phát triển. Đặc biệt, việc tìm được nguồn cây giống, phân, thuốc đảm bảo gặp nhiều khó khăn. Sau đó, ngành nông nghiệp công nghệ cao phát triển mạnh nên các điều kiện trên được đáp ứng, người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận hơn.
Hiện nay, 1ha rau, quả các loại trong vườn của anh Cao Bá Quát được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP.
Bẫy côn trùng bằng keo sinh học được lắp trong vườn của anh Quát.
Năm 2013, với số tiền 1 tỷ đồng, anh Cao Bá Quát đã đầu tư nhà kính, lắp đặt hệ thống tưới tự động để trồng cà chua, dưa leo và các loại rau ăn lá.
Mỗi tháng, anh Quát cung cấp ra thị trường từ 5-7 tấn rau, được đối tác bao tiêu.
Sau 10 năm làm việc trên diện tích trên thì đến năm 2023, anh phải trả lại đất cho chủ vườn. Anh Cao Bá Quát tiếp tục phải đi thuê 1 ha đất khác tại phường 10, TP. Đà Lạt.
Hiện nay, 1ha đất của anh Quát tại khu vực đèo Mimosa vẫn đang được anh trồng các loại rau gắn bó với anh hàng chục năm qua. Những loại cây cà chua, ớt chuông, rau ăn lá đều được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP.
Bên trong nhà kính, anh Quát lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt nhằm tiết kiệm nước. Đồng thời, anh sử dụng một loại keo sinh học để bắt các loại côn trùng, ruồi vàng xâm nhập trích hút rau, quả.
"Hiện nay, với các loại rau trên, tôi đang được các đối tác ký hợp đồng bao tiêu. Mỗi tháng, tôi cung cấp ra thị trường từ 5-7 tấn rau, quả các loại. Sau khi trừ các chi phí, trung bình 1.000m2 tôi thu về 100 triệu đồng mỗi năm", anh Cao Bá Quát thông tin.
Trung bình, cứ 1.000m2 trồng rau công nghệ cao tại trang trại ở Đà Lạt, anh Quát sẽ thu về 100 triệu đồng mỗi năm.
Nói về mô hình nông nghiệp công nghệ cao của anh Cao Bá Quát, bà Nguyễn Thị Phương Anh – Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP. Đà Lạt nhận xét, đây là mô hình có hiệu quả kinh tế cao, được địa phương khuyến khích các nông hộ, cá nhân phát triển.
Theo bà Phương Anh, những mô hình nông nghiệp công nghệ cao như của anh Cao Bá Quát sẽ giúp phòng ngừa được sâu bệnh hại cho cây trồng.
Mô hình trồng rau công nghệ cao còn giúp cho sản lượng của các hộ nông dân, doanh nghiệp, HTX được tăng cao. Đồng thời, người dân sẽ chủ động được cơ cấu cây trồng, bố trí mùa vụ phù hợp, từ đó tăng doanh thu.