Cần cuộc 'cách mạng xanh' chuyển nông nghiệp công nghiệp sang nông nghiệp sinh thái

Cần cuộc 'cách mạng xanh' chuyển nông nghiệp công nghiệp sang nông nghiệp sinh thái

16:30 - 25/04/2025

HÀ TĨNH Các nhà khoa học cho rằng, nông nghiệp công nghiệp đã 'hết thời', vì vậy cần có một cuộc 'đại tu' hoặc cuộc cách mạng theo hướng tôn thờ nông nghiệp sinh thái.

Nông nghiệp sinh thái kết hợp tri thức truyền thống của người Mông
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 3] Nuôi gà Đông Tảo thuần chủng
Canada: Một trường cao đẳng mở chương trình đào tạo AI trong ngành thủy sản
Giá lúa gạo hôm nay 25/4/2025: Gạo xuất khẩu tăng mạnh
Thị trường chè hữu cơ toàn cầu sẽ lên tới hàng tỷ đô la

Nông nghiệp công nghiệp đã "hết thời"

Tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái nhân văn vùng cao (CHESH) vừa tổ chức buổi thảo luận chuyên đề “Lịch sử nông nghiệp thế giới từ cuộc cách mạng xanh đến quá trình biến đổi cơ thể hệ sinh thái tự nhiên (rừng – rẫy – ruộng). Tại buổi thảo luận, đã có nhiều ý kiến phản biện của các chuyên gia nông nghiệp trong nước và quốc tế xung quanh thực trạng, giải pháp chuyển đổi từ nông nghiệp công nghiệp sang nông nghiệp sinh thái.

Nông nghiệp lạm dụng thuốc BVTV, phân bón hóa học đã 'hết đát'. Ảnh: Thanh Nga.

Nông nghiệp lạm dụng thuốc BVTV, phân bón hóa học đã "hết đát". Ảnh: Thanh Nga.

TS Keith Barber đến từ Đại học Waikato (New Zealand) cho rằng, nền nông nghiệp công nghiệp đang sử dụng đến 80% diện tích đất canh tác nhưng chỉ sản xuất 30% thực phẩm cho con người trong sinh hoạt. Phần còn lại là thực phẩm được sản xuất bởi những nông dân truyền thống quy mô nhỏ. Nguyên nhân gốc rễ của sự khủng hoảng trong nông nghiệp công nghiệp là chạy theo lợi nhuận của các tập đoàn đa quốc gia thay vì cung cấp lương thực, thực phẩm an toàn cho con người.

“Ở khắp mọi nơi, nông nghiệp công nghiệp đang phá hủy đa dạng sinh học quy mô nhỏ, tác động xấu đến sức khỏe con người và môi trường, gây suy thoái đất, ô nhiễm hệ thống thủy lợi, thải ra một lượng lớn khí nhà kính, từ đó góp phần gây ra sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu.

Nói tóm lại, nông nghiệp công nghiệp đã “hết thời”, vì vậy cần có một cuộc "đại tu" hoặc một cuộc cách mạng theo hướng tôn thờ nông nghiệp sinh thái nhằm đem lại giá trị sức khỏe, bình an cho con người”, TS Keith Barber nhấn mạnh.

Ông Phan Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Kim 1 (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) băn khoăn: Việc sử dụng một số chế phẩm sinh học cải tạo đất nông nghiệp rất hiệu quả. Tuy nhiên với người dân, tác động, sự an toàn của chế phẩm này đến đâu thì chưa rõ?

TS Keith Barber (Đại học Waikato - New ZealandNew) cho rằng, cần một cuộc cách mạng chuyển đổi nông nghiệp công nghiệp sang nông nghiệp sinh thái. Ảnh: Thanh Nga.

TS Keith Barber (Đại học Waikato - New ZealandNew) cho rằng, cần một cuộc cách mạng chuyển đổi nông nghiệp công nghiệp sang nông nghiệp sinh thái. Ảnh: Thanh Nga.

Về băn khoăn này, TS Keith Barber khẳng định, chế phẩm enzyme sinh học tạo ra các vi sinh vật chăm sóc sức khỏe cho đất nên đảm bảo tính an toàn không chỉ cho đất đai, môi trường mà còn cho con người. Vì vậy khi quỹ đất đai dành cho sản xuất nông nghiệp ngày càng hạn hẹp, việc sử dụng chế phẩm sinh học cần được khuyến khích nhằm bảo vệ hệ sinh thái.

Sống hài hòa, nương tựa vào thiên nhiên

Các nhà khoa học cho rằng, để gia tăng sản lượng lương thực trên cùng một diện tích canh tác, sử dụng ít năng lượng, ít phân bón hóa học, ít thuốc BVTV và ít nước hơn thì người sản xuất phải sống hài hòa, nương tựa vào thiên nhiên. Cụ thể hơn là áp dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái.

Ông Phan Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh phát biểu tại buổi thảo luận. Ảnh: Thanh Nga.

Ông Phan Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh phát biểu tại buổi thảo luận. Ảnh: Thanh Nga.

“Trọng tâm của nông nghiệp sinh thái chính là hiện thực hóa các hệ thống canh tác thông qua việc học tập và tích hợp nó với các phương pháp canh tác truyền thống. Bằng cách thêm các chất hữu cơ vào đất, xây dựng môi trường sống xung quanh khỏe mạnh thì đất đai sẽ miễn dịch được với sự bào mòn, cằn cỗi, cây trồng ngăn ngừa được sâu bệnh, cho năng suất, chất lượng cao”, bà Trần Thị Lành, Chủ tịch sáng lập CHESH nói.

Theo bà Lành, lấy ví dụ tại tỉnh Hà Tĩnh, hiện có khoảng 60% tổng diện tích của địa phương có địa hình rừng núi, nếu ứng dụng được nông nghiệp sinh thái vào sản xuất thì sẽ rất tuyệt vời, nhất là ứng dụng vào canh tác cây ăn quả đặc sản như bưởi Phúc Trạch, cam bù Hương Sơn, cam chanh Vũ Quang, Hương Khê…

Riêng lâm nghiệp, theo khảo sát Hà Tĩnh có hơn 1.000ha đất lâm nghiệp đang trồng keo, nguồn lực kinh tế từ cây trồng này đem lại cho người dân là rất lớn. Tuy nhiên, nếu cứ trồng keo như hiện nay e rằng lâu dài sẽ phải trả giá.

Toàn cảnh buổi thảo luận. Ảnh: Thanh Nga.

Toàn cảnh buổi thảo luận. Ảnh: Thanh Nga.

“Tôi cho rằng thời gian tới Hà Tĩnh cần nghiên cứu, cân đối bình quân mỗi năm giảm khoảng 10% diện tích keo chuyển sang trồng thay thế bằng nhóm cây bản địa. Khi đó, 10 – 15 năm nữa sẽ đo đếm được carbon, tiến tới bán tính chỉ carbon. Nguồn lực này sẽ lớn và bền vững”, bà Lành nhấn mạnh.

Nông nghiệp công nghiệp không còn bền vững trong bối cảnh hiện nay, nó đang phá hủy thiên nhiên và gây ra vô số các vấn đề môi trường và kinh tế, xã hội. Đã đến lúc chuyển đổi sang nông nghiệp sinh thái, một phương thức canh tác học tập từ tự nhiên, không chống lại thiên nhiên và cung cấp thực phẩm bền vững, lành mạnh cho con người.