Cảnh báo bệnh khảm lá sắn đang lan rộng ở các tỉnh trên toàn quốc

Cảnh báo bệnh khảm lá sắn đang lan rộng ở các tỉnh trên toàn quốc

08:18 - 21/06/2021

Bệnh khảm lá virus trên cây sắn có tên khoa học là Sri Lanka Cassava Mosaic Virus. Bệnh lan truyền qua trung gian là bọ phấn trắng (Bemisia tabaci) và qua hom giống lấy từ cây bị bệnh. Bệnh khảm lá sắn là bệnh rất nguy hiểm và khó phòng trừ.

Thời gian qua, bệnh khảm lá trên cây

Dự án nuôi trâu, bò sinh sản giúp hộ nghèo, cận nghèo chuyển đổi giống vật nuôi có giá trị kinh tế cao
Hỗ trợ hội viên nông dân nguồn vốn phát triển kinh tế
Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Làm giàu với kỹ thuật trồng xen nhiều nông sản giá trị cao
Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn
Tạo nền tảng phát triển ngành chăn nuôi bền vững

Những thiệt hại mà khảm lá sắn gây ra trên khắp các tỉnh và vùng miền trên cả nước

Thanh Hóa

- Bệnh khảm lá trên cây sắn đã phát sinh gây hại tại huyện Như Xuân, Thường Xuân, Như Thanh, Ngọc Lặc…, với tổng diện tích nhiễm gần 1.800 ha; trong đó, Như Xuân hơn 600 ha; Thường Xuân gần 1.000 ha; Như Thanh 102 ha, Ngọc Lặc 62 ha… Dự báo, bệnh sẽ tiếp tục phát tán, lây lan nhanh, nguy cơ nhiều diện tích sắn sẽ mất trắng nếu không quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng, trừ và tiêu hủy.

- Để chủ động phòng chống bệnh khảm lá sắn kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bệnh gây ra, trong niên vụ 2021-2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa đã ban hành các văn bản và thành lập các đoàn công tác, phân công cán bộ phối hợp

 Bà Rịa-Vũng Tàu

Diện tích cây sắn bị nhiễm bệnh khảm lá trên địa bàn tỉnh là gần 2.800 ha, hầu hết số diện tích này sắn đang trong giai đoạn nuôi củ, với tỷ lệ nhiễm từ 30 - 90%; trong đó, Xuyên Mộc vẫn là địa phương có số diện tích bị nhiễm nặng nhất trên toàn địa bàn tỉnh với hơn 1.800ha.

Đồng Nai

- Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, bệnh khảm lá sắn đang phát triển và lan rộng, nhiều địa phương có gần 100% diện tích trồng sắn mắc bệnh khảm lá. Điều đáng lo ngại là sau khi xuất hiện bệnh, nông dân thường bỏ ruộng rẫy, không chăm sóc khiến bệnh ngày càng lan rộng, nguy cơ khó kiểm soát được dịch bệnh. Huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, là địa phương có diện tích cây sắn mắc bệnh khảm lá khá lớn trong tỉnh.

Tính đến nay toàn tỉnh có hơn 5.400 ha diện tích cây sắn nhiễm bệnh khảm lá; trong đó, hơn 1.400 ha bị nhiễm nặng với tỷ lệ cây bị nhiễm hơn 70%.

Vụ Hè Thu năm 2020, toàn tỉnh Đồng Nai gieo trồng trên 10.000 ha sắn. Như vậy, diện tích sắn bị nhiễm bệnh khảm lá lớn hơn 50% trên tổng diện tích cây trồng. Các địa phương có diện tích nhiễm bệnh khảm lá sắn nặng gồm: huyện Long Thành, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc… Với tình trạng hiện nay, nguy cơ dịch khảm lá sẽ tiếp tục lan rộng là rất lớn.

 Bình Phước

 Bệnh khảm lá virus phát triển mạnh trên cây sắn ở huyện Chơn Thành. Hiện huyện Chơn Thành có diện tích trồng sắn là 870 ha; trong đó, có 230 ha đã nhiễm bệnh. Ngoài ra, hàng chục ha sắn tại các huyện khác trên địa bàn cũng đã lây lan bệnh khảm lá virus.

Tìm cách đối phó với dịch khảm lá sắn

Các nhà khoa học về bảo vệ thực vật (BVTV) ái ngại: Biện pháp diệt trừ bọ phấn trắng (môi giới truyền bệnh khảm lá virus trên sắn) là điều không khả thi trong việc khống chế dịch khảm lá sắn đang hoành hành ở nước ta.

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ngành nông nghiệp cần đẩy nhanh quá trình nghiên cứu, công nhận và nhân rộng các giống cây chống chịu bệnh, nhằm duy trì hiệu quả kinh tế của cây sắn.

Biện pháp phòng trừ

Biện pháp Kiểm dịch thực vật:

- Kiểm dịch thực vật nhập khẩu: Không cho phép nhập khẩu vật liệu sắn làm giống từ Campuchia, Lào vào Việt Nam; kiểm dịch chặt chẽ các lô củ sắn tươi nhập khẩu không được mang theo thân, lá.

- Kiểm dịch thực vật nội địa: Không vận chuyển thân, lá sắn ra khỏi nơi nhiễm bệnh; kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển thân, lá sắn trên địa bàn tỉnh cũng như vận chuyển từ tỉnh khác đến. Nghiêm cấm vận chuyển thân, lá sắn từ nơi đang có dịch ra vùng khác.

Biện pháp canh tác:

- Chọn giống gieo trồng: Chọn giống kháng bệnh, không trồng các giống nhiễm bệnh nặng. Giống HLS11 nhiễm bệnh nặng (giống chưa được công nhận, mật độ bọ phấn trắng trên ruộng giống HLS 11 cao hơn nhiều so các giống khác), các giống KM 419, KM 140 nhiễm bệnh rải rác.

- Biện pháp luân canh: Không trồng sắn hoặc cây ký chủ của bọ phấn (cây thuốc lá, bông, cà chua, cà pháo, cà bát, bầu bí, khoai tây, ớt, …) ở những vùng đã bị bệnh khảm lá ít nhất một vụ.

Phòng trừ môi giới truyền bệnh:

- Sử dụng bẫy dính vàng treo trên đồng ruộng diệt bọ phấn trắng.

- Những vùng có nguy cơ bùng phát bệnh cần phun trừ bọ phấn bằng thuốc BVTV được phép sử dụng. Phun khi bọ phấn giai đoạn ấu trùng hiệu qủa cao hơn.

Sử dụng thuốc BVTV

Thuốc bảo vệ thực vật theo tiêu chí 4 ĐÚNG .

Dùng sớm và kết hợp hai thuốc bảo vệ thực vật là Ditacin ( Ningnanmycin 8%SL  10%WP),  Mocabi Nano Elicitor  sẽ có thể giải quyết ngăn chặn được khoảng 85% dịch bệnh.

Ningnanmycin được các tài liệu khoa học ghi nhận đặc hiệu xử lý khảm thuốc lá, có tác dụng phòng trị với virus.

Tiêu hủy nguồn bệnh.

Bước 1: Xác định ruộng bị bệnh khảm lá. Điều tra xác định ruộng bị bệnh khảm lá sắn, mức độ bệnh và giai đoạn sinh trưởng để áp dụng biện pháp tiêu hủy phù hợp.

Bước 2: Phun trừ môi giới truyền bệnh. Điều tra nếu có bọ phấn phải phun thuốc trừ bọ phấn trên ruộng sắn nhiễm bệnh và những ruộng xung quanh để ngăn chặn bọ phấn di chuyển sang nơi khác truyền bệnh. Phun trước khi tiêu hủy cây sắn từ 2-3 ngày để đảm bảo an toàn.

Bước 3: Tiến hành tiêu hủy

- Tiêu hủy một phần: Áp dụng với các ruộng sắn tỷ lệ bệnh < 70% số cây bị nhiễm bệnh, tiến hành nhổ cây bị bệnh (bao gồm cả củ), thu gom và đốt.

- Tiêu hủy toàn bộ ruộng: Áp dụng với các ruộng sắn tỷ lệ bệnh > 70% số cây bị nhiễm bệnh thì nhổ toàn bộ ruộng, thu gom và đốt.

Các ruộng sắn có khả năng thu hoạch thì nhổ toàn bộ cây sắn, tận thu củ còn thân lá phải đem tiêu hủy.

Lưu ý: Khi tiến hành tiêu hủy cần tuyệt đối tuân thủ những yêu cầu về an toàn lao động, an toàn khi sử dụng thuốc BVTV, môi trường và phòng cháy.

Bước 4: Kiểm tra sau tiêu hủy. Bố trí cán bộ có chuyên môn hướng dẫn nông dân, tổ chức thực hiện biện pháp tiêu hủy cũng như theo dõi, giám sát toàn bộ các diện tích trồng sắn của tỉnh; sau 15-30 ngày kiểm tra các diện tích đã xử lý, nếu phát hiện còn bệnh hoặc củ sắn còn sót mọc mầm thì tiếp tục tiến hành nhổ tiêu hủy triệt để như hướng dẫn trên.

 

Nguồn: Internet.