Chôm chôm
18:51 - 07/12/2021
Chôm chôm cùng họ với vải, nhãn, giống nhau về đặc tính thực vật, phần ăn được cũng là cùi (cơm) và hương vị cũng giống nhau.
Giá cà phê ngày 9/4: Trong nước lập đỉnh mới, chạm mốc 105.000 đồng/kg, toàn cầu ráo riết săn mua cà phê
Kỹ thuật trồng cây thanh long ruột đỏ cho năng suất cao
Tự trồng hành lá ngay tại nhà vô cùng đơn giản
Trồng ớt đơn giản từ hạt giống
Trong 3 loại quả này, trên thị trường tiêu thụ thế giới vải được nhiều người biết đến nhất và được bán với giá cao. Chôm chôm tuy ít nổi tiếng hơn nhưng công dụng cũng không kém, có thể chế biến đồ hộp, cùi nấu trong nước đường. Ðây là loại quả có triển vọng, nhất là ở Miền Nam vì cho sản lượng cao, ổn định, dễ trồng. Khi trồng, cần lưu ý các điểm sau:
Giống
Ở Việt Nam, việc lai tạo hoặc chọn cây ưu tú từ các giống nhập đều chưa được thực hiện. Trong nước, có các quần thể sau:
>
+ Chôm chôm dính: cùi dính hạt, hương vị không ổn định
+ Chôm chôm Giava: tên chung chỉ các giống nhập nội từ Indonesia, Thái Lan. Trồng phổ biến ở Bến Tre, Ðồng Nai, Vĩnh Long, cung cấp đại bộ phận bán quả trong nước. Ðặc tính chính là cùi không dính hạt ( chôm chôm trốc ) nhưng khi bóc ra, cùi lại dính với vỏ ngoài cuả hạt.
+ Chôm chôm nhãn: Quả nhỏ chỉ độ 15-20 gr so với 30-40 gr ở chôm chôm Giava. Gai ngắn, mã quả không đẹp. Cùi kho, giònâ, hương vị tốt, giá bán cao hơn so với chôm chôm Giava. Tỉ lệ trồng còn rất thấp. Gần đây mới nhập một số giống chôm chôm của Thái Lan, Malaysia nhưng chưa đủ thời gian để theo dõi và giới thiệu.
Theo tài liệu, Malaysia trồng 7 giống trong đó có 3 giống R3 cùi bóc khỏi hạt dễ và không dính vỏ hạt. Thái Lan trồng phổ biến 3 trong đó rộng rãi nhất là giống Rongrien quả to nặng tới 40-50 gr chất lượng tốt.
Muốn cải tiến giống hiện nay việc cấp bách nhất là chọn những cây đầu dòng để tạo các dòng vô tính thích hợp với điều kiện VN. Cũng có thể lai tạo giữa chôm chôm Giava Miền Nam với chôm chôm dính Sơn La để tạo các giống chịu rét mở rộng diện tích trồng ra phía Bắc
Nhân giống
Nhân giống bằng hạt, ghép mắt, ghép cành, chiết, tuỳ thuộc vào thói quen của mỗi nơi.
1. Gieo hạt
Là phương pháp dễ nhất nhưng trồng cây từ hạt có tới 50% hoặc hơn, cây đực. Cây cái thì có thể biến dị.
Sau khi bóc bỏ cùi, tỉ lệ nước trong hạt giảm nhanh chóng từ 32,5 % chỉ sau 3ngày đã suit xuống 25,3 % và tỉ lệ mọc chỉ còn 70 %. Có thể giữ hạt được khoảng 1 tháng nếu không rửa nước, được trộn với than, mùn cưa để trong túi PE
Nên gieo hạt thẳng vào túi PE. Hạt mọc sau 12-15 ngày và cây tốt nhất là cây mọc sớm nhất. Nếu gieo trồng trên luống rồi đánh trồng vào bầu thì nên xén rễ, sâu ở dưới cổ rễ, thúc cho ra nhiều rễ cám trước khi đánh trồng nếu không sẽ chết nhiều.
Gốc ghép 6-12 tháng tuổi thì có thể ghép được. Có nhiều cách ghép, nhưng ở Miền Nam VN, phương pháp ghép mắt, ghép cửa sổ được áp dụng nhiều nhất.
Ðầu tiên chọn cây mẹ để lấy mắt ghép, nên chọn cây thường vẫn cho năng suất cao, chất lượng tốt nhưng năm trước khi lấy mắt ghép không mang lại nhiều quả.Cành lấy mắt ghép phải cắt 2- 3 tháng sau thu hoạch vì lúc đó dễ bóc mắt nhất. Tiêu chẩn cành lấy mắt ghép: tuổi 1 năm, đường kính 15-20 mm và lá đã rụng. Vì chôm chôm ít rụng lá nên phải cắt lá đi khoảng 2 tuần trước khi lấy mắt ghép ( cắt bằng kéo, không bẻ ). Thời gian ghép nên chọn ngày râm mát, trời có mây. Ở Philippines, kết quả theo dõi 2 năm cho thấy: ghép vào tháng 5-7 trong mùa mưa, tỉ lệ sống cao 80-84% còn ghép giữa mùa khô, tỉ lệ sống là 25 %
Ngoài ghép mắt cửa sổ, ở các nước Ðông Nam Á khác, người ta còn ghép mắt hình chữ T, ghép cành Ðặc biệt ở Singapore, ghép áp rất có kết quả. Gốc ghép ương trong bầu 6 tháng tuổi, đưa đến ghép với 1 cành 1 tuổi ở cây mẹ, chỉ 4-6 tuần lễ đã có thể cắt rời. Tuy có phần phiền phức nhưng tỉ lệ sống cao: 90-100%
Chiết
Ở VN, ít khi trồng cây chôm chôm bằng cành chiết, nhưng phương pháp tiện lợi khi không cần có nhiều cây giống. Có những giống ra rễ rất tốt, tỉ lệ sống 80-90 % hoặc hơn. Cành chiết nên chọn ở chỗ sáng, một năm tuổi đường kính 10-12mm dài 40-60 cm và chiết vào mùa mưa tốt nhất có thể dùng hoá chất kích thích ra rễ.
2. Thu hoạch và chế biến
a.Thu hoạch
Từ khi nở hoa cho đến lúc chín, cần khoảng 100- 120 ngày ở Miền Nam. Mùa quả chín từ tháng 5-8. Quả chín, màu sắc vỏ thay đổi, hất hoà tan trong cùi là 17-21%. Ðộ chua ( TA ) tính bằng axit xitric khoảng 0, 55 % và pH từ 4.0 đến 5.0
Một vườn chôm chôm thường hái làm nhiều lần, cách nahu 3-7 ngày tuỳ giống.
b. Bảo quản
Ở nhiệt độ 25 0C, khi bảo quản trong môi trường tu85 nhiên, trọng lượng quả chôm chôm giảm đi rất nhanh do mất nước nhiều. Trọng lượng mất đi sau 5-8 ngaỳ từ 22 % đến 25 %tuỳ theo giống chôm chôm. Nhiệt độc càng cao, trọng lượng mất càng nhiều. Bảo quản trong túi polyetylen ( PE ) trọng lượng mất ít hơn.
Mohamed và Othman mới đây đã nghiên cứu ảnh hưởng của đóng gói tới thời gian bào quan của hôm chôm. Nếu không đóng gói hoặc ở nhiệt độ tự nhiên thì sau 72 giờ hoặc it hơn, quả sẽ mất nước và đen lại. Ở 8 0C, bảo quản được 6 ngày. Ðể trong túi PE kín kết hợp với nhiệt độ thấp có thể bảo quản được 18 ngày. Tăng nồng độ CO2 trong túi tới 7% và ở nhiệt độ 8 0C, có thể bảo quản được tới 30 ngày
Trong thực tế nên bảo quản ở nhiệt độ 10 0C trong túi PE có đục lỗ, quả còn tốt bán được sau 10 ngày, và trong túi PE kín là sau 12 ngày.
Hỏi đáp quanh chuyện cây chôm chôm:
1. Cây chôm chôm có kén đất không ?
Không. Nhưng không sống được ở vùng đất nhiễm phèn nặng, đất ngập mặn.
2. Ưu thế của cây chôm chôm tháp hoặc bó nhánh so với cây ương hạt ?
Cây ươm hạt phải mất 4-5 năm sau mới bắt đầu ra hoa nhưng được cái là gốc to, tàn lá sum suê so với 2 loại kia. Nhưng ngược lại, với 2 loại sau thì chỉ cần 3-3,5 năm rưỡi là bắt đầu ra hoa kết quả. Lưu ý là nên tạo hố phân to và đủ phân, đặt cây giống lên, cây sẽ rất phát triển.
3. Trồng thưa hay dày ?
Tuỳ theo đất tốt hay xấu mà trồng gần ( 5mét ) hay xa ( 7 mét )
4. Nếu bón phân vô cơ, thì bón loại gì ?
Nên bón bằng phân chuồng, phân ủ rác với nhau.Còn phân hoá học là
-Sulfate de ammoniaque
-Supper phosphate hoặc Anophosco
Nguồn: Internet