Chuyên gia cảnh báo tình trạng người trồng cà phê chạy theo lợi nhuận nhất thời
15:36 - 18/07/2024
Giá cà phê trong nước hôm nay ở quanh mức 127.000 – 127.600 đồng/kg. Giá trên hai sàn thế giới duy trì gần mức đỉnh, do nguồn cung thắt chặt tại các nước sản xuất hàng đầu Brazil và Việt Nam. Lượng mưa tăng đáng kể tại Việt Nam trong tháng 7 vừa qua.
Đồng Nai chọn nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao là nhiệm vụ đột phá
Cây cà gai leo - 'vàng xanh' vùng đất cằn
Gia Lai trải ‘thảm đỏ’ cho các dự án đầu tư trồng rừng
Nhiều hoạt động hỗ trợ thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại ĐBSCL
Giá cà phê hôm nay 18/7: Đà giảm chưa dứt
Trên thị trường thế giới, giá Robusta kỳ hạn tháng 9/2024 trên sàn London ổn định ở mức 4.570 USD/tấn, gần mức cao kỷ lục 4.681 USD/tấn hồi tuần trước. Giá Arabica giao cùng kỳ hạn trên sàn New York giảm 0,45 cent, tương đương 0,2% ở mức 243,15 US cent/lb, sau khi đạt mức cao nhất 2,5 năm ở 255,3 US cent/lb tuần trước.
Giá cà phê trong nước hôm nay ở quanh mức 127.000 – 127.600 đồng/kg.
Mặc dù đồng real Brazil suy yếu so với đồng USD, nhưng các nhà xuất khẩu Arabica hàng đầu Brazil không vội bán ra.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo, niên vụ cà phê 2024/25 của Brazil ước đạt 69,9 triệu bao (loại 60kg), tăng 5,4% so với vụ trước, do thời tiết thuận lợi. Trong đó, sản lượng arabica tăng 7,3% đạt 48,2 triệu bao, còn robusta tăng 1,4% đạt 21,7 triệu bao.
Sản lượng cà phê của Brazil vụ mới có thể đạt sản lượng lớn hơn nhưng đợt khô hạn cuối năm đã ảnh hưởng đến giai đoạn ra hoa. Tuy nhiên, những cơn mưa đầu năm nay đã giúp cây hồi phục và phát triển.
Cũng trong niên vụ 2024/25, USDA dự báo Brazil sẽ xuất khẩu được 46,65 triệu bao, tăng 2,4% so với niên vụ 2023/24. Trong tổng số đó, 42,5 triệu bao là cà phê arabica và robusta, còn lại là 4,1 triệu bao cà phê hoà tan.
USDA hạ dự báo tồn kho cà phê cuối kỳ của Brazil trong niên vụ 2023/24 xuống còn 2,88 triệu bao, giảm so với mức 4,58 triệu bao trước đó, do xuất khẩu tăng.
Tại Việt Nam, nhiều chuyên gia lên tiếng cảnh báo tình trạng nông dân ồ ạt chặt bỏ cây cà phê, để chuyển sang trồng sầu riêng ở một số khu vực Tây Nguyên và các tỉnh Nam bộ, trong bối cảnh giá sầu riêng tăng gần gấp 5 lần trong năm ngoái, khi Việt Nam ký Nghị định thư xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc.
Việc chuyển đổi cây trồng một cách thiếu tính toán, thiếu kiểm soát, vì lợi nhuận nhất thời và không theo định hướng từ các cơ quan chuyên môn của nhiều nhà vườn như hiện nay đã được các chuyên gia cảnh báo là có thể đem lại rất nhiều rủi ro trong tương lai.