Cỏ này mọc như nấm sau mưa, lại là "kẻ thù của nhà nông", nay giá đắt đỏ, còn có tác dụng trị bệnh
07:53 - 09/03/2024
Có một loại cỏ quen thuộc mọc như nấm sau mưa, nó được coi là "kẻ thù" của nhà nông, không ngờ đào củ về bán giá đắt đỏ lại còn có tác dụng trị bệnh ít ai ngờ tới.
Giá cà phê đột ngột giảm cuối tuần, cà phê Đắk Lắk tụt xuống thấp gần bằng Lâm Đồng
Chuyển đổi hữu cơ ở vùng chè được dãy Tam Đảo che chở
Bức tranh trái chiều trong xuất khẩu sắn
Công nghệ chế biến lúa gạo thu hút sự quan tâm
Ở các miền quê nước ta, cỏ gấu mọc khắp nơi và rất khó tiêu diệt. Tuy nhiên, thân rễ của loài cỏ dại ấy lại là một vị thuốc có rất nhiều tác dụng dược lý, có thể sử dụng để dự phòng và chữa trị nhiều loại bệnh tật.
Thông thường loại cỏ này sống lâu năm, cao 20-60cm. Lá nhỏ hẹp, ở giữa lưng có gân nổi lên, cứng và bóng, phần dưới lá ôm lấy thân cây. Thân rễ phát triển, phình to ra như củ. Mùa hè, loại cỏ này có 3 đến 8 cụm hoa hình tán, màu xám nâu; hoa lưỡng tính, 3 nhị dài chừng 2mm, nhụy có đầu núm chia thành 2 nhánh như lông tơ. Quả 3 cạnh màu xám.
Bạn có thể gặp cỏ gấu mọc hoang ở khắp nơi trên đồng ruộng, ven đường. Do đặc tính dễ sống và phát triển um tùm nên loại cỏ này rất khó tiêu diệt. Chỉ cần sót lại một mẩu thân rễ nhỏ là cũng đủ để phát triển thành một cây mới. Do vậy người nông dân rất vất vả khi làm đồng.
Ở Việt Nam cỏ gấu còn có tên cỏ cú, sa thảo, hương phụ, hương phụ tử, thủy tam lăng, tước đầu hương, lôi công đầu… Tên khoa học là Cyperus rotundus L., thuộc họ Cói -Cyperaccae.
Chia sẻ với báo Pháp Luật Việt Nam , lương y Ngô Kiêm Diệp (SN 1943 tại Tp.HCM), thành viên hội đông y quận 9 và là một trong những người đầu tiên tiếp quản hội đông y thành phố từ khi giải phóng miền Nam cho biết:
Thảo dược này có tác dụng tốt trong việc lưu thông khí huyết ở phụ nữ, đặc biệt vào những ngày kinh nguyệt. Không những thế, củ gấu còn có tác dụng lưu thông đường hô hấp, giúp những người đang bị uất nghẹn, mệt mỏi, thở tốt hơn.
Sau khi đào toàn cây, người ta phơi cho khô, vun thành đống để đốt, lá và rễ con cháy hết, còn lại củ lấy riêng rửa sạch, phơi hay sấy khô. Củ gấu thu hoạch như vậy gọi là “sinh hương phụ”, nghĩa là hương phụ sống.
Thông tin trên báo Sức khỏe & Đời sống trong Đông y loại cỏ gấu có lợi đối với sức khỏe như:
- Dùng cho các trường hợp đau tức vùng ngực bụng và khoảng liên sườn, đầy trướng, không tiêu, ợ hơi...
- Vị thuốc hương phụ, thường gọi là củ gấu, là thân rễ - Rhizoma Cyperi - phơi hay sấy khô của cây cỏ gấu. Hương phụ còn khai thác từ củ của cây hương phụ biển (hải hương phụ -Cyperus stoloniferus Retz), mọc nhiều ở bãi cát gần biển..
Theo "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của GS.TS. Đỗ Tất Lợi, hương phụ là một vị thuốc dùng theo kinh nghiệm nhân dân. Tính chất của hương phụ trong các sách cổ: Vị cay, hơi đắng, ngọt, vào hai kinh can và tam tiêu; có tác dụng lý khí, giải uất, điều kinh, chỉ thống (làm hết đau), chữa khí uất, hỗ trợ điều trị ung thư, ngực bụng chướng đau.
Nhận thấy giá trị từ loại cỏ dại có "1-0-2" này, anh Lê Văn Tuân ở Quảng Bình trồng loại cây này để thu hoạch. Anh Tuân chia sẻ với Dân Việt sau thời gian dày công chăm sóc, vụ đầu tiên anh khá thành công khi thu về gần 1 tạ củ cây cú mật. Đặc biệt, dau khi thu hoạch, củ được rửa sạch, phơi khô và bán ra với giá từ 300.000 - 350.000 đồng/kg, thu lời hơn 30 triệu đồng.
Đáng chú ý, cỏ gấu có thể được dùng dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột, thuốc viên, hoặc thuốc cao, liều dùng cụ thể tùy thuộc vào mục đích sử dụng và phải có hướng dẫn, chỉ dẫn của bác sĩ. Mặc dù cỏ gấu là một vị thuốc nam lành tính, tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú.