Con động vật lưng gai tua tủa, dân vùng này ở Phú Thọ bắt bán làm đặc sản, rang lá chanh thơm lừng

Con động vật lưng gai tua tủa, dân vùng này ở Phú Thọ bắt bán làm đặc sản, rang lá chanh thơm lừng

08:33 - 25/12/2024

Mảnh đất Phú Thọ từ lâu đã được biết đến là vùng đất Trung du không chỉ có rừng cọ đồi chè mà còn bạt ngàn những đồi sắn mượt mà xanh tốt. Khác với tằm lá dâu thân hình bé nhỏ nhẵn nhụi, con tằm lá sắn có kích cỡ lớn hơn khoảng bằng ngón tay của người lớn, có gai góc tua tủa...

Đặc sản miền Tây Nam bộ, loại quả ngon dễ nhầm với trái ổi, hễ chín là thơm từ vườn ra ngõ, ngắm no mắt, vạn người mê
Nuôi biển hiện đại không thể thiếu quy hoạch đồng bộ và đầu tư công nghệ
Loại cây ra quả ngay thân trồng thành công ở Lâm Đồng, bẻ quả to bự bán, dân có thu nhập cao
Phó Cục trưởng NAFIQPM: 'Giá lợn hơi sẽ duy trì ở mức cao'
Những giống lúa của Vinaseed không làm nông dân thất vọng

Khác với tằm lá dâu thân hình bé nhỏ nhẵn nhụi, con tằm lá sắn có kích cỡ lớn hơn khoảng bằng ngón tay của người lớn, có gai góc tua tủa chạy thành hàng từ đầu xuống chân.

Mảnh đất Phú Thọ từ lâu đã được biết đến là vùng đất Trung du không chỉ có rừng cọ đồi chè mà còn bạt ngàn những đồi sắn mượt mà xanh tốt.

Cây sắn một thời là cây lương thực giúp người dân qua những ngày giáp hạt đói kém, ngày nay người dân nơi đây trồng sắn lấy củ để nuôi gia súc, gia cầm còn tận dụng lá để nuôi tằm.

Cây sắn được trồng ở nhiều nơi trong tỉnh nhưng nhiều nhất phải kể đến vùng Cẩm Khê (tỉnh Phú Thọ) với những đồi sắn bạt ngàn, ngút ngát tập trung nhiều nhất ở các xã Tiên Lương, Đồng Lương, Điêu Lương.

Khác với tằm lá dâu thân hình bé nhỏ nhẵn nhụi, tằm lá sắn có kích cỡ lớn hơn khoảng bằng ngón tay của người lớn, gai góc tua tủa chạy thành hàng từ đầu xuống chân.

Con động vật lưng gai tua tủa, dân vùng này ở Phú Thọ bắt bán làm đặc sản, rang lá chanh thơm lừng- Ảnh 1.

Tằm được nuôi bằng lá sắn làm thực phẩm ở vùng trung du Phú Thọ. Ảnh: Thanh Hường.

So với tằm lá dâu thì tằm lá sắn mang lại hiệu quả cao bởi lá sắn - thức ăn cho tằm dễ tìm kiếm, giá rẻ, con tằm dễ nuôi, sinh trưởng nhanh, không mất nhiều thời gian chăm sóc, thời gian thu hoạch ngắn, ít dịch bệnh.

Mảnh đất Phú Thọ từ lâu đã được biết đến là vùng đất Trung du không chỉ có rừng cọ đồi chè mà còn bạt ngàn những đồi sắn mượt mà xanh tốt.

Cây sắn một thời là cây lương thực giúp người dân qua những ngày giáp hạt đói kém, ngày nay người dân nơi đây trồng sắn lấy củ để nuôi gia súc, gia cầm còn tận dụng lá để nuôi tằm.

Cây sắn được trồng ở nhiều nơi trong tỉnh nhưng nhiều nhất phải kể đến vùng Cẩm Khê (tỉnh Phú Thọ) với những đồi sắn bạt ngàn, ngút ngát tập trung nhiều nhất ở các xã Tiên Lương, Đồng Lương, Điêu Lương.

Khác với tằm lá dâu thân hình bé nhỏ nhẵn nhụi, tằm lá sắn có kích cỡ lớn hơn khoảng bằng ngón tay của người lớn, gai góc tua tủa chạy thành hàng từ đầu xuống chân.

Con động vật lưng gai tua tủa, dân vùng này ở Phú Thọ bắt bán làm đặc sản, rang lá chanh thơm lừng- Ảnh 1.

Tằm được nuôi bằng lá sắn làm thực phẩm ở vùng trung du Phú Thọ. Ảnh: Thanh Hường.

So với tằm lá dâu thì tằm lá sắn mang lại hiệu quả cao bởi lá sắn - thức ăn cho tằm dễ tìm kiếm, giá rẻ, con tằm dễ nuôi, sinh trưởng nhanh, không mất nhiều thời gian chăm sóc, thời gian thu hoạch ngắn, ít dịch bệnh.

Con tằm chín có thể chế biến thành một số món ngon dùng làm mồi nhậu hoặc ăn với cơm trắng. 

Tại các địa phương ở vùng Cẩm Khê (tỉnh Phú Thọ), tằm chủ yếu được chế biến thành các món truyền thống như: tằm rang lá chanh, rang lá lốt, tằm chiên giòn hoặc tằm luộc.

Các món nhậu thì có thể dùng tằm luộc hoặc tằm chiên giòn rất thích hợp, tằm luộc chọn con tằm đã chín không ăn lá nữa và bắt đầu nhả tơ đem rửa sạch rồi bỏ ít muối đem luộc đến chín tới.

Có thể cho thêm ít gừng và nghệ vào luộc cùng để tằm có màu vàng bắt mắt và thơm hơn.

Tằm chín cắt bỏ đầu chân rồi thái nhỏ ít lá chanh rắc lên tằm, trộn cho mùi hương lá chanh ngấm đều khắp rồi pha nước nắm chanh tỏi ớt là sử dụng được, tằm luộc giữ được hương vị nguyên thủy của món ăn có vị ngọt ngon thơm mùi tằm tươi.

Món tằm chiên giòn cũng rất đơn giản, sau khi sơ chế bằng cách rửa sạch và trần qua cho tằm nhả hết tơ thì đem cắt bỏ đầu chân, bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào và để lửa ở mức vừa phải. 

Đợi đến khi dầu nóng già thì bỏ tằm lá sắn vào và chiên, thỉnh thoảng đảo sơ qua để tằm có màu sắc và chín đều. Sau khi chiên trong khoảng 3 phút con tằm sẽ co lại, trông giòn hơn. 

Khi con tằm chín thì vớt ra đĩa và rắc lá chanh lên, món này ăn nóng sẽ rất ngon, dùng làm món nhậu rất thích hợp.

Với món tằm rang thì sau khi sơ chế ta chuẩn bị một ít lá chanh hoặc lá lốt rửa sạch thái nhỏ, tằm sau khi sơ chế bỏ tằm vào chảo, không cho dầu, thêm chút bột canh vào đảo.

Đợi tằm ra nước thì thêm chút mắm cho thơm đảo đều cho tằm ngấm gia vị, hơi sém cạnh thì cho dầu ăn vào chảo đảo vàng lên.

Khi tằm đã vàng đều thơm, cho lá chanh hoặc lá lốt thái nhỏ vào nêm nếm lại rồi đảo thêm một chút là được.

Con tằm thấm gia vị đậm đà khi ăn thấy giòn phía bên ngoài và dai dai bên trong rất hấp dẫn, ai ăn được món này dễ bị nghiện. 

Món tằm được chế biến rất đơn giản kết hợp những nguyên liệu sẵn có trong vườn nhà đã cho ta những món ăn thơm ngon bổ dưỡng.

Thưởng thức tằm lá sắn không hẳn chỉ là thưởng thức một thứ quà quê mà còn cảm nhận cả cái tình của người Phú Thọ, dân dã mà gần gũi. 

Để du khách mỗi khi đến thăm vùng đất Tổ nếm thử hương vị ẩm thực của vùng đất Trung du mà đem lòng say chẳng muốn quay về.

Du khách yêu ẩm thực đất Tổ muốn thưởng thức tằm lá sắn có thể đến Làng nghề nuôi tằm và sản xuất trứng tằm giống lá sắn Thống Nhất để tìm hiểu.