Dịch bệnh hại lúa Xuân có dấu hiệu bùng phát, ngành nông nghiệp Nam Định khuyến cáo điều gì?

Dịch bệnh hại lúa Xuân có dấu hiệu bùng phát, ngành nông nghiệp Nam Định khuyến cáo điều gì?

22:27 - 15/04/2024

Hiện nay, trà lúa Xuân trên địa bàn tỉnh Nam Định đang trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên một số dịch bệnh hại lúa xuân bắt đầu nở rộ, trong đó có sâu cuốn lá nhỏ, rầy lưng trắng lứa 1…

Giá cà phê ngày 29/4: Vẫn tăng dù nghỉ lễ, giá cà phê nội địa vượt 134.000 đồng/kg
Giá sầu riêng ngày 29/4: Sầu riêng có sức tăng trưởng ấn tượng nhất trong 4 tháng qua
Cảnh giác bệnh lùn sọc đen phương Nam
Tôm hùm bông chết tại Vạn Ninh, Cục Thủy sản đề nghị tăng cường quản lý
Bảo vệ lúa hè thu trước nắng hạn và xâm nhập mặn cao
Dịch bệnh hại lúa Xuân có dấu hiệu bùng phát, ngành nông nghiệp Nam Định khuyến cáo điều gì?- Ảnh 1.

Ngành nông nghiệp tỉnh Nam Định khuyến cáo bà con nông dân phun thuốc trừ sâu theo nguyên tắc "4 đúng". Ảnh: Mai Chiến.

 

Theo Chi cục Trồng trọt - BVTV tỉnh Nam Định, qua kết quả kiểm tra đồng ruộng ở các huyện, thành phố, hiện nay trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ lứa 1 đang xuất hiện rải rác, nơi cao 2 - 3 con/m2, cục bộ 7 - 10 con/m2. Mật độ trứng nơi cao 50 - 70 quả/m2, cục bộ 200 - 300 quả/m2 (như tại xã Giao Hải, Giao Tiến, Giao Tân, Giao Nhân, huyện Giao Thủy; xã Hải Tân, Hải Thanh huyện Hải Hậu…).

Ngành trồng trọt Nam Định dự báo, những ngày tới, mật độ trứng và sâu non sẽ gia tăng, sâu non lứa 1 nở rộ đến ngày 8/4; mật độ và quy mô phân bố cao hơn cùng kỳ năm trước, phân bố chủ yếu trên diện tích ven làng, ven thổ, lúa tốt sớm ở các huyện phía Nam tỉnh.

Bên cạnh đó, rầy lưng trắng lứa 1 đang nở rộ và kéo dài đến ngày 5/4, mật độ phổ biến 30 - 50 con/m2, cao 150 - 200 con/m2, cục bộ 300 - 500 con/m2; mật độ cao tập trung ở các huyện ven biển.

Ngoài ra, bệnh đạo ôn lá đã xuất hiện trên giống nhiễm như: Nếp, BC15,… với tỷ lệ bệnh nơi cao 3 - 5% (tại các xã: Nghĩa Hùng, Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Hưng; xã Nam Vân, thành phố Nam Định…). Bệnh đạo ôn xuất hiện muộn và thấp hơn cùng kỳ năm trước.

Bệnh khô vằn cũng đã chớm xuất hiện trên diện lúa tốt sớm, dự báo bệnh này sẽ lây lan nhanh trong thời gian tới.

Dịch bệnh hại lúa Xuân có dấu hiệu bùng phát, ngành nông nghiệp Nam Định khuyến cáo điều gì?- Ảnh 2.

Vụ xuân năm 2024, toàn tỉnh Nam Định gieo cấy hơn 71.000 ha lúa. Ảnh: Mai Chiến.

Để bảo vệ an toàn sản xuất vụ xuân 2024, ông Trần Ngọc Chính, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt - BVTV tỉnh Nam Định cho biết, đơn vị đã ban hành công văn gửi Phòng NNPTNT, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp các huyện, thành phố… hướng dẫn bà con nông dân tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, điều tra phát hiện, xác định những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh cao để tổ chức phun trừ kịp thời theo nguyên tắc "4 đúng".

Đối với sâu cuốn lá nhỏ lứa 1, phun trừ tập trung từ ngày 5 - 8/4 cho những diện tích lúa gieo cấy sớm, xanh tốt, ven làng có mật độ sâu ≥ 20 con/m2.

Đối với bệnh khô vằn, phát hiện và phun trừ cho những diện tích lúa tốt khi bệnh chớm xuất hiện. Đối với bệnh đạo ôn lá, những diện tích đã nhiễm bệnh, không bón thêm phân đạm, không phun phân bón lá hoặc thuốc kích thích sinh trưởng.

Ông Chính cho biết thêm, đến nay toàn tỉnh có 90% diện tích lúa sinh trưởng, phát triển tốt, đẻ nhánh đủ số dảnh theo yêu cầu, đạt ≥ 400 dảnh/m2. Tuy nhiên, vẫn còn 10% diện tích lúa sinh trưởng chậm, đẻ nhánh kém ở những diện tích lúa cấy, sạ muộn và một số vùng bị nhiễm mặn, nhiễm phèn.

Do đó, các địa phương cần tổ chức kiểm tra, đánh giá và phân loại sinh trưởng các trà lúa. Khẩn trương hoàn thành bón phân cho lúa, tổ chức rút nước phơi ruộng cho những diện tích lúa sinh trưởng tốt, đạt ≥ 400 dảnh/m2; thời gian phơi ruộng liên tục 8 - 10 ngày, tùy vào điều kiện thủy lợi và sinh trưởng của từng trà lúa.

"Các địa phương hướng dẫn bà con nông dân không được rút nước phơi ruộng đối với những diện tích lúa còn xấu và những diện tích nhiễm mặn", ông Chính lưu ý.