Dự đoán nhập khẩu tôm vào Mỹ sẽ giảm 3% vào năm 2024, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp giảm sút

Dự đoán nhập khẩu tôm vào Mỹ sẽ giảm 3% vào năm 2024, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp giảm sút

16:59 - 20/09/2024

Willem van der Pijl, Giám đốc điều hành Quỹ GSF, dự đoán nhập khẩu tôm Mỹ sẽ giảm 3% vào năm 2024, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp giảm sút kể từ đỉnh điểm nhập khẩu 896.686 tấn vào năm 2021 – thời điểm nhu cầu bán lẻ tăng cao do đại dịch Covid-19.
 

 

 
 
 
Giá cà phê giảm, thị trường bán ra thanh lý vị thế khi có dự báo mưa
Giá tiêu nội địa bật tăng sau hai phiên sụt giảm liên tiếp
Báo Nông Thôn Ngày Nay/Dân Việt mang yêu thương đến người dân vùng lũ Sơn La
Thống nhất bồi thường thiệt hại cho hộ dân có bò sữa chết ở Lâm Đồng
Trồng khoai tây trái vụ công nghệ cao, lãi 100 triệu đồng/ha

 

Theo dữ liệu từ Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), tháng 7/2024, Mỹ nhập khẩu 61.213 tấn tôm, trị giá 481,8 triệu USD, giảm 12% về khối lượng và 16% về giá trị so với 69.501 tấn, trị giá 571,3 triệu USD của tháng 7/2023. Đây là tháng thứ hai liên tiếp khối lượng nhập khẩu giảm so với năm trước, sau một đợt tăng nhẹ vào tháng 5.

Giá nhập khẩu tôm trong tháng 7 đạt 3,71 USD/pound, nhỉnh hơn so với mức 3,69 USD/pound trong tháng 6, mặc dù vẫn thấp hơn 4% so với mức trung bình 3,85 USD/pound của cùng kỳ năm trước.

Giá tôm nhập khẩu tại Mỹ đã giảm gần như liên tục kể từ tháng 4/2022, khi đạt mức trung bình 4,73 USD/pound. Theo chia sẻ của ông Nate Torch, đồng chủ tịch Công ty Central Seaway (CenSea) tại Diễn đàn Tôm Toàn cầu (GSF) diễn ra tại Utrecht, Hà Lan mới đây: Hiện nay, mặc dù giá tôm đã xuống mức thấp kỷ lục, nhưng điều này vẫn giúp đảo ngược xu hướng giảm tiêu thụ tôm ở Mỹ.

Willem van der Pijl, Giám đốc điều hành Quỹ GSF, dự đoán nhập khẩu tôm Mỹ sẽ giảm 3% vào năm 2024, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp giảm sút kể từ đỉnh điểm nhập khẩu 896.686 tấn vào năm 2021 – thời điểm nhu cầu bán lẻ tăng cao do đại dịch Covid-19.

Ấn Độ vẫn là nguồn cung tôm lớn nhất của Mỹ, khi xuất khẩu 26.729 tấn, trị giá 200,5 triệu USD vào tháng 7, tăng nhẹ về khối lượng nhưng giảm 4% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Trong 7 tháng đầu năm, Ấn Độ đã xuất khẩu 157.134 tấn, trị giá 1,2 tỷ USD, chiếm 38% tổng lượng tôm nhập khẩu của Mỹ.

Ecuador, nguồn cung tôm lớn thứ hai của Mỹ, xuất khẩu 12.913 tấn, trị giá 89,2 triệu USD trong tháng 7, giảm 30% về khối lượng và giá trị so với cùng kỳ năm trước. Giá trung bình đạt 3,24 USD/pound, tăng gần 2% so với mức 3,19 USD/pound vào tháng 6/2024 và bằng với giá trung bình 3,24 USD/pound vào tháng 7/2023.

Indonesia cũng chứng kiến sự sụt giảm so với năm trước khi chỉ xuất khẩu 10.303 tấn, trị giá 78,4 triệu USD sang Mỹ trong tháng 7, giảm 10% về khối lượng và 16% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Giá trung bình ghi nhận 3,63 USD/pound, tăng 1% so với mức 3,58 USD/pound của tháng trước và giảm 6% so với mức 3,85 USD/pound vào tháng 7/2023.

Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ 5.791 tấn tôm, trị giá 56,1 triệu USD trong tháng 7, giảm 16% về khối lượng và 24% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Giá trung bình đạt 4,59 USD/pound, nhỉnh hơn mức 4,58 USD/pound của tháng 6/2024 và giảm 7% so với mức 4,95 USD/pound của tháng 7/2023.

Theo báo cáo, mức tăng trưởng 2,8% của GDP Mỹ trong quý II/2024 vượt qua dự báo của các nhà kinh tế và cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ sau khi chỉ tăng 1,4% trong quý đầu năm. Chi tiêu tiêu dùng, đầu tư kinh doanh và xuất khẩu, lương tăng và tỉ lệ thất nghiệp thấp. Lạm phát tại Mỹ có dấu hiệu hạ nhiệt và Fed đã vừa cắt giảm lãi suất vào tháng 9/2024. Thông tin tích cực về nền kinh tế Mỹ sẽ có tác động tích cực hơn tới xuất khẩu tôm Việt sang Mỹ.

Dự báo, nhu cầu mua tôm của Mỹ có thể tăng nhẹ vào quí IV, và giá tăng nhẹ kể từ tháng 10 trở đi nhờ nhu cầu tiêu thụ lễ hội cuối năm khiến sức mua của các nhà nhập khẩu tăng.

Trước nhiều thách thức, doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất và cải thiện quy trình quản lý.