Đưa hữu cơ vào đất để trả lại hữu cơ cho đất

Đưa hữu cơ vào đất để trả lại hữu cơ cho đất

12:58 - 21/05/2022

Vi sinh vật có hại không được triệt tiêu mà còn có cơ hội sinh trưởng mạnh do đất thoái hóa. Đưa hữu cơ vào đất là giải pháp quan trọng hàng đầu trong việc trị bệnh, phát triển vi sinh vật có lợi cải tạo đất.

Trồng loài cây được coi là "thần dược" kháng ung thư, nông dân một xã ở Tây Ninh không lo ế hàng
Giá cà phê ngày 9/4: Trong nước lập đỉnh mới, chạm mốc 105.000 đồng/kg, toàn cầu ráo riết săn mua cà phê
Kỹ thuật trồng cây thanh long ruột đỏ cho năng suất cao
Tự trồng hành lá ngay tại nhà vô cùng đơn giản
Trồng ớt đơn giản từ hạt giống

Theo GS Nguyễn Thơ, Phó Chủ tịch Hội BVTV Việt Nam, có 2 bệnh rất quan trọng trên cây có múi. Bệnh thứ nhất là Greening, bệnh thứ 2 là vàng lá thối rễ. Trong đó, bệnh vàng lá thối rễ có nguồn bệnh từ trong đất, do một tập đoàn nấm, chủ yếu là nấm Fusarium, Pythium, Phytophthora… và nhiều loại nấm khác ở trong đất, gây ra. Những tác nhân gây bệnh đều nằm ở trong đất nên rất khó phòng trị.

Nhóm nấm này lại liên kết với tuyến trùng. Cụ thể, tuyến trùng làm cho rễ bị thương, tạo điều kiện cho nấm xâm nhập dễ dàng hơn. Tuyến trùng hút dịch làm cây yếu đi. Khi cây đã yếu mà bị nhiễm nấm thì lại càng dễ chết. Có thể nói, tuyến trùng đang kết hợp với nấm trở thành bạn đồng hành gây bệnh trong đất rất nặng nề.

Thưa giáo sư, bệnh từ đất đang gây hại nặng nề cho cây có múi và nhiều loại cây trồng khác trên diện rộng. Có phải do nguồn bệnh trong đất đang có điều kiện phát triển mạnh?

Nấm và tuyến trùng không nằm đơn độc trong đất mà còn có một tập đoàn vi sinh vật (VSV) rất rộng lớn. VSV đất có thể chia làm 4 loại chính: VSV có hại, chủ yếu là VSV gây bệnh cho cây trồng; VSV có ích (tạo dinh dưỡng cho đất, cho cây trồng, chung sống và bảo vệ cây trồng); VSV đối kháng, diệt trừ VSV gây bệnh cho cây trồng; VSV trung tính (không có lợi, không gây hại).

Trong điều kiện bình thường của tự nhiên, nhóm VSV có ích, VSV đối kháng, có số lượng lớn hơn rất nhiều so với VSV gây hại. Ngay trong nấm, bên cạnh những nấm gây hại, có rất nhiều nấm có ích, nấm đối kháng với số lượng lớn hơn gấp nhiều lần. Trong chuỗi thức ăn tự nhiên, VSV đối kháng luôn sử dụng VSV có hại làm thức ăn, chúng giết chết VSV gây hại, qua đó góp phần quan trọng bảo vệ cây trồng. Chính vì thế, trong một môi trường bền vững như rừng tự nhiên, cây rất ít khi bị bệnh, gần như không có.

Trong sản xuất nông nghiệp, để đạt năng suất cao, người ta đã sử dụng quá nhiều phân, thuốc hóa học. Các loại hóa chất giết những VSV gây hại, nhưng đồng thời giết cả những VSV có lợi, VSV đối kháng. Mà sức chống chịu của các VSV có hại thường cao hơn nhiều so với VSV có lợi, VSV đối kháng. Thành ra, việc sử dụng phân, thuốc hóa học đã khiến cho VSV có lợi, VSV đối kháng bị chết đi nhiều hơn là VSV có hại. Do đó, việc lạm dụng phân, thuốc hóa học đã dẫn tới mất cân bằng sinh thái.

Việc sử dụng quá nhiều phân, thuốc hóa học trong thâm canh, mà không dùng tới hữu cơ hoặc có dùng nhưng rất ít, dần dần sẽ khiến cho đất bị thoái hóa, cạn kiệt dinh dưỡng. VSV gây hại vốn có nguồn thức ăn rất phong phú, có thể lấy cả từ đất và cây trồng. Khi đất bị thoái hóa, nghèo dinh dưỡng, chúng sẽ chuyển sang sống và lấy thức ăn từ cây trồng.

Trong đất có một số lượng lớn VSV trung tính, không có lợi nhưng cũng không gây hại gì cho cây trồng. VSV trung tính có đặc điểm là thay đổi tính chất rất mạnh. Nếu môi trường đất tốt (có độ phì), chúng sẽ chuyển thành VSV có ích. Ngược lại, khi đất nghèo dinh dưỡng, chúng chuyển thành VSV có hại.

Theo nguyên lý đó, việc đất bị thoái hóa do lạm dụng phân, thuốc hóa học, đang làm cho nhóm VSV gây hại trong đất càng ngày càng mạnh lên và gây hại cho nhiều cây trồng, gồm cây có múi, cây hồ tiêu và nhiều loại cây khác. Do đó, cứ sử dụng nhiều hóa học trong sản xuất như hiện nay sẽ không bao giờ quản lý được dịch hại một cách bền vững.

Có nhiều biện pháp để trả hữu cơ lại cho đất rất hiệu quả. Chẳng hạn, ở Long An, hiện đã có khoảng hơn 10% trong tổng diện tích khoảng 10 ngàn ha thanh long đã được nông dân dùng cây hoa mười giờ để phủ đất vườn.

Cụ thể, họ băm hoa mười giờ thành từng đoạn ngắn, rải dày trong vườn rồi tưới nước. Cây mười giờ sẽ tự mọc phủ cả vườn. Dùng hoa mười giờ phủ đất vườn thanh long là một hình thức trả hữu cơ lại cho đất rất tốt, nông dân không tốn chi phí thuốc trừ cỏ, ít tốn phân bón, thuốc BVTV, trong vườn ít thấy sâu bệnh, cây thanh long sinh trưởng khỏe. Trong thời gian khô hạn, nước nhiễm mặn, vườn thanh long có phủ đất bằng hoa mười giờ vẫn phát triển tốt.

Như vậy, lạm dụng hóa chất trong canh tác đang là tác nhân quan trọng làm cho bệnh trong đất ngày càng trở nên trầm trọng với cây có múi cũng như nhiều loại cây trồng khác. Chúng ta phải làm gì để khắc phục điều này?

Để cân bằng lại sinh thái trong đất, thì phải quay trở lại con đường canh tác thuận thiên, bồi dưỡng cho đất, làm tăng độ phì của đất. Lâu nay, chúng ta nói nhiều về bón phân cân đối nhằm giúp cho cây trồng phát triển bền vững và cho năng suất ổn định. Điều này không sai, nhưng bón phân cân đối mà không chú ý đến hữu cơ thì đất vẫn tiếp tục suy thoái, cằn cỗi, không thể giữ được dinh dưỡng một cách cân đối. Cho nên, một vấn đề hết sức quan trọng là phải đưa hữu cơ vào đất, tức là trả hữu cơ lại cho đất. Hữu cơ mới làm tạo nên kết cấu bền vững cho đất, qua đó mới giữ được dinh dưỡng của đất.

Đồng thời hữu cơ tạo môi trường sống thuận lợi cho sự phát triển của VSV có lợi, VSV đối kháng. Người ta đã làm những thí nghiệm cho thấy đất càng bón nhiều hữu cơ thì VSV có ích càng nhiều lên và đất càng tốt (độ phì của đất).

Một trong những yếu tố quan trọng quyết định độ phì của đất là trong đất ấy có nhiều VSV có ích, VSV đối kháng. Những VSV này giúp cho cây trồng tăng được sức đề kháng, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh. Đồng thời những VSV có ích khống chế những VSV có hại để bảo vệ cây trồng.

Đưa hữu cơ vào đất để trả lại hữu cơ cho đất
Trồng hoa mười giờ phủ đất vườn thanh long. Ảnh: Thủy Nguyễn.

Một tiến bộ khoa học của ngành nông nghiệp là trồng cây lạc dại để phủ đất. Tiến bộ này có vẻ đang bị lãng quên nhưng vẫn có những nông dân sử dụng. Ở Di Linh (Lâm Đồng), có một nông dân trồng cà phê, dùng lạc dại để phủ đất.

Các nhà nghiên cứu về môi trường nông nghiệp bền vững của Hà Lan đến đó nhiều lần để lấy mẫu đất về phân tích và thấy đất vườn ấy rất là tốt, độ phì rất cao, cao hơn hẳn so với các vườn cà phê không trồng cây phủ đất. Những mùa nắng hạn, nhờ có cây lạc dại phủ đất, vườn cà phê đó đỡ phải tưới. Con rệp sáp cũng không leo lên cây cà phê mà chui xuống dưới tán cây lạc dại, nên cà phê cũng không bị nó gây hại.

Một điều rất quan trọng là cần phải khuyến khích canh tác theo hướng hữu cơ. Lâu nay, Nhà nước, báo đài nói nhiều về canh tác theo hướng hữu cơ nhưng mới chỉ chú trọng đến sản phẩm hữu cơ. Như vậy là phiến diện. Sản xuất hữu cơ để tạo ra nông sản hữu cơ là tốt, nhưng cái quan trọng hơn rất nhiều là sản xuất theo hướng hữu cơ sẽ tăng cường hữu cơ, trả hữu cơ lại cho đất, nâng được độ phì của đất, tạo sự đa dạng hóa sinh học trong đất.

Nhìn chung nông dân biết cách làm thế nào để trả hữu cơ lại cho đất. Vấn đề là ngành nông nghiệp cần phải đẩy mạnh tuyên truyền về canh tác bền vững, trả hữu cơ lại cho đất thông qua hệ thống khuyến nông.

Bên cạnh đó, để tăng độ phì cho đất, cần phải hạn chế sử dụng hóa học trong canh tác và đẩy mạnh sử dụng các sản phẩm hữu cơ. Nếu dùng hóa học thì dùng có mức độ, đúng phương pháp và ưu tiên dùng những loại thân thiện với môi trường.

Trên thế giới đang nổi lên vấn đề rất mới là sử dụng Probiotic (lợi khuẩn) trong nông nghiệp. Trong cơ thể của con người và động vật có rất nhiều lợi khuẩn. Lợi khuẩn giúp con người và động vật tăng được sức đề kháng, khống chế lại vi sinh vật gây bệnh.

Lợi khuẩn không chỉ nằm mãi trong cơ thể con người và động vật, mà thường xuyên được thải ra ngoài. Lợi khuẩn do con người và động vật thải ra, đi vào môi trường, làm tăng dinh dưỡng cho đất, giúp cho môi trường có sự cân bằng sinh thái, tạo nên một quần thể VSV trong đất với nhiều VSV có lợi, VSV đối kháng để khống chế VSV gây hại. Với cây trồng, lợi khuẩn giống như là bà đỡ để đưa thức ăn vào trong cây thuận lợi hơn, làm cho cây trồng tăng sức đề kháng. Đồng thời, lợi khuẩn lại theo thực phẩm từ cây trồng, quay trở lại vào cơ thể con người, tạo thành một vòng tuần hoàn.

Xin cảm ơn ông!

Hiện nay người ta đang đẩy mạnh dùng lợi khuẩn trong trồng trọt như dùng lợi khuẩn để ủ phân hữu cơ, làm cho phân có chất lượng tốt hơn; dùng lợi khuẩn tưới lên phế phẩm nông nghiệp để những phế phẩm này mau phân hủy trước khi sử dụng cho cây trồng, giúp cây trồng tránh bị ngộ độc hữu cơ. Như vậy, dùng lợi khuẩn cũng là một giải pháp để tăng độ phì cho đất.

(GS Nguyễn Thơ)

Nguồn: Internet