Được cho là nguồn cung thấp và nhu cầu cao, giá gạo lại biến động
09:51 - 11/07/2024
Giá gạo 5% tấm của Thái Lan tuần này tiếp tục tăng, đạt 632 - 640 USD/tấn so với 600 USD của tuần trước. Giá tăng do nguồn cung giảm trong khi nhu cầu mạnh từ Indonesia và Brazil do lũ lụt. Trong khi đó, gạo 5% tấm của Việt Nam được chào ở mức 585-590 USD/tấn, tăng so với mức 585 USD một tuần trước.
Đồng Nai chọn nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao là nhiệm vụ đột phá
Cây cà gai leo - 'vàng xanh' vùng đất cằn
Gia Lai trải ‘thảm đỏ’ cho các dự án đầu tư trồng rừng
Nhiều hoạt động hỗ trợ thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại ĐBSCL
Giá gạo Thái Lan cao nhất hơn 3 tháng, gạo Việt xuất khẩu cũng đi lên
Giá xuất khẩu gạo của Thái Lan tuần này tăng lên mức cao nhất trong vòng hơn 3 tháng do nguồn cung thấp và nhu cầu cao.
Giá gạo 5% tấm của Thái Lan tuần này đạt 632 - 640 USD/tấn, tăng so với 600 USD/tấn của tuần trước.
Tại Thái Lan, giá gạo tăng là do nguồn cung giảm trong khi nhu cầu mạnh mẽ từ Indonesia và Brazil do lũ lụt.
Bên cạnh đó, nhu cầu và hoạt động tại thị trường gạo trong nước của Thái Lan cũng nhộn nhịp khi nguồn cung mới sẽ đến vào tháng 7.
Tại Ấn Độ, gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ được báo giá ở mức 531-539 USD/tấn trong tuần này, không thay đổi so với tuần trước.
Giá gạo Ấn Độ cạnh tranh hơn nhưng nhu cầu vẫn không tăng nhiều tại đây.
Trong khi đó, gạo 5% tấm của Việt Nam tuần này được chào ở quanh mức 585-590 USD/tấn, tăng so với mức 585 USD/tấn một tuần trước.
Nhu cầu vẫn mạnh trong khi nguồn cung gạo trong nước của ta có vẻ đang hạn chế, cơ quan thu mua thực phẩm nhà nước Bulog của Indonesia đang tìm cách mua thêm gạo của Việt Nam.
Việc thực hiện nhập khẩu gạo thông qua Cơ quan Hậu cần Nhà nước (Bulog) hiện chỉ đáp ứng chưa đến 5% tổng nhu cầu quốc gia.
5% gạo nhập khẩu từ Việt Nam, Thái Lan, Campuchia và Pakistan không đủ đáp ứng nhu cầu gạo cho 280 triệu người Indonesia.
Dựa trên dữ liệu mới nhất vào đầu tháng 5/2024, Bulog đã nhập khẩu 1,3 triệu tấn gạo trong kế hoạch nhập khẩu 3,6 triệu tấn năm 2024.
Bulog dự báo nhu cầu gạo ở Indonesia vào năm 2024 sẽ đạt 31,2 triệu tấn. Điều này có nghĩa là việc thực hiện nhập khẩu gạo ở Indonesia mới chỉ đạt 4,1% tổng nhu cầu trong nước.
Các thương nhân cho biết nguồn cung gạo của Việt Nam sẽ được cải thiện từ tháng 6 khi vụ thu hoạch hè thu bắt đầu.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 4/2024 xuất khẩu gạo của Việt Nam giảm 10,9% về lượng, giảm 12,6% kim ngạch so với tháng 3/2024 và giá giảm 2%, đạt trên 1 triệu tấn, tương đương 619,89 triệu USD, giá trung bình 618,6 USD/tấn.
Tính chung cả 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gạo tăng 9,4% về lượng, tăng 33,5% về kim ngạch và tăng 22% về giá so với 4 tháng năm 2023, đạt gần 3,17 triệu tấn, tương đương gần 2,04 tỷ USD, giá trung bình 642,7 USD/tấn.
Gạo của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Philippines trong 4 tháng đầu năm 2024, chiếm 47% trong tổng lượng và chiếm 45,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước, đạt gần 1,49 triệu tấn, tương đương gần 935,61 triệu USD, giá 628 USD/tấn, tăng 15,8% về lượng, tăng 44,5% về kim ngạch và tăng 24,8% về giá so với 4 tháng năm 2023; riêng tháng 4/2024 xuất khẩu đạt 478.705 tấn, tương đương 286,82 triệu USD, giá 599,2 USD/tấn, giảm 6,4% về lượng, giảm 8% kim ngạch và giảm 1,8% về giá so với tháng 3/2024.
Xuất khẩu gạo sang Indonesia đứng thứ 2 thị trường, tăng mạnh 79% về lượng, tăng 133,7% kim ngạch và tăng 30,5% về giá so với 4 tháng năm 2023, đạt 548.582 tấn, tương đương 348,31 triệu USD, giá 634,9 USD/tấn, chiếm trên 17% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.
Tiếp theo, xuất khẩu gạo sang thị trường Malaysia tăng 26,3% về lượng, tăng 59,1% kim ngạch và tăng 26% về giá so với 4 tháng năm 2023, đạt 202.387 tấn, tương đương 123,33 triệu USD, giá trung bình 609,4 USD/tấn, chiếm trên 6% trong tổng lượng và tổng kim ngạch.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn dự báo yếu tố thời tiết không thuận lợi, nguồn cung chưa dồi dào trong khi nhiều nước có xu hướng gia tăng nhập khẩu để dự trữ, khiến thị trường gạo trên thế giới sẽ tiếp tục sôi động.
Năm 2024, Việt Nam có thể đáp ứng được nguồn cung để xuất khẩu gạo tương đương năm 2023 (8,13 triệu tấn) nhưng vẫn bảo đảm an ninh lương thực.
Sản lượng gạo hàng hóa xuất khẩu năm 2024 của Việt Nam chủ yếu vẫn tập trung ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tổng khối lượng gạo hàng hóa cho xuất khẩu tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2024 ước đạt khoảng 7,6 triệu tấn; trong đó, nhóm gạo chất lượng cao khoảng 3,2 triệu tấn; nhóm gạo thơm, đặc sản đạt 2,5 triệu tấn; nhóm gạo chất lượng trung bình đạt 1,15 triệu tấn; nhóm nếp đạt 0,75 triệu tấn.
Về thị trường trong nước, giá lúa gạo hôm nay ngày 18/5 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đi ngang sau hai phiên điều chỉnh trái chiều.
Trong đó, với mặt hàng lúa, cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang hôm nay cho thấy, lúa IR 504 ổn định ở mức 7.500 - 7.600 đồng/kg; lúa OM 5451 duy trì quanh mức 7.600 - 7.700 đồng/kg; lúa OM 380 ở mốc 7.500 - 7.600 đồng/kg; Lúa Đài thơm 8 duy trì ở mức 7.800 - 8.000 đồng/kg; Nàng Hoa 9 ở mức 7.600 - 7.700 đồng/kg; Lúa Nhật giá 7.800 - 8.000 đồng/kg; OM 18 ở mức 7.800 - 8.000 đồng/kg; giá Nếp Long An dao động quanh mức 9.800 - 10.500 đồng/kg; Nàng Nhen khô 20.000 đồng/kg.
Tương tự, giá gạo các loại hôm nay cũng đi ngang sau phiên điều chỉnh hôm qua. Theo đó, gạo IR 504 ổn định ở mức 11.450-11.550 đồng/kg. Gạo thành phẩm IR 504 giữ ổn định ở mức 14.100 -13.900 đồng/kg.
Theo thống kê, trong 14 ngày đầu tháng 5/2024, giao hàng gạo Việt Nam đi Philippines và Trung Quốc vẫn tương đối chậm khi lượng xuất khẩu đi 2 thị trường trong 14 ngày đầu chỉ chiếm khoảng 30% lượng giao trong cả tháng trước. Đáng chú ý, Thành Tín và Vinafood 1 tiếp tục duy trì là 2 doanh nghiệp có lượng giao nhiều nhất, tuy nhiên mức giao cũng đều có xu hướng sụt giảm.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) mới đây công bố dự báo cho rằng, Ấn Độ sẽ vẫn là nước dẫn đầu trên thị trường gạo thế giới bất chấp những hạn chế.
USDA cho rằng Ấn Độ sẽ xuất khẩu gần 18 triệu tấn gạo trong năm 2024-2025, cao hơn khoảng 2 triệu tấn so với năm trước, nhưng vẫn sẽ thấp hơn nhiều so với mức kỷ lục 22 triệu tấn mà nước này đã xuất khẩu trong năm 2021-2022.
Bên cạnh đó, USDA cho hay triển vọng gạo toàn cầu trong giai đoạn 2024-2025 là nhờ nguồn cung, thương mại, tiêu dùng và dự trữ cuối kỳ đều tăng.
Nguồn cung tăng hàng năm nhờ sản lượng kỷ lục ở mức 527,6 triệu tấn, bù đắp cho lượng tồn kho ban đầu thấp hơn.
Vụ mùa toàn cầu chủ yếu được thúc đẩy bởi sự gia tăng sản lượng ở Ấn Độ, Trung Quốc, Bangladesh và Indonesia.
Tiêu thụ toàn cầu được dự báo ở mức kỷ lục 526,4 triệu tấn, nhờ mức tiêu thụ cao hơn ở Ấn Độ, Philippines, Indonesia và Bangladesh, bù đắp cho mức giảm ở Trung Quốc.
Cũng theo USDA, với mức tăng sản xuất và tiêu dùng dự kiến ở nhiều quốc gia, thương mại toàn cầu dự báo chỉ tăng nhẹ ở mức 53,8 triệu tấn, nhưng vẫn thấp hơn mức thương mại trước khi Ấn Độ lần đầu tiên áp dụng các hạn chế đối với xuất khẩu gạo vào năm 2022.
USDA dự báo xuất khẩu của Việt Nam đạt 7,5 triệu tấn trong năm 2025. Philippines và Trung Quốc, cùng chiếm trên 50% xuất khẩu của Việt Nam, dự kiến sẽ tiếp tục mua số lượng lớn gạo. Đồng thời nhu cầu tại châu Phi cận Sahara vẫn ổn định, dẫn đầu là Bờ Biển Ngà và Ghana.
Tương tự, xuất khẩu gạo của Thái Lan được dự báo đạt 7,5 triệu tấn, giảm 900.000 tấn so với năm 2024. Nguyên nhân là nhu cầu dự kiến thấp hơn từ khu vực Đông Nam Á...