Giá cà phê 1/8: Bất ngờ chưa, mới đỏ sàn hôm qua nay đã tăng vọt, cà phê trong nước có "tát nước theo mưa"?
21:01 - 01/08/2023
Giá cà phê hôm nay (1/8) tại thị trường trong nước tăng cao nhất, thêm 600 đồng/kg. Theo đó, tại Đắk Nông cà phê nhân giao dịch với mức cao nhất trong các địa phương là 66.900 đồng/kg. Trên hai sàn giao dịch thế giới, giá cà phê cũng phục hồi mạnh mẽ đến bất ngờ...
Giá tiêu hôm nay 3/7/2025: Chững lại sau thời gian tăng mạnh
Bay gieo sạ trên cánh đồng ngập lũ
Giá cà phê hôm nay 3/7/2025: Robusta quay đầu giảm mạnh
Ngư dân phấn khởi đón vụ cá Nam
Giá cà phê hôm nay 1/8: Hai sàn thế giới hồi phục mạnh, cà phê trong nước sát mốc 67.000 đồng/kg
Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London dảo chiều tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng 33 USD, lên 2.621 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 tăng 39 USD, lên 2.476 USD/ tấn, các mức tăng mạnh. Khối lượng giao dịch duy trì trên mức trung bình.
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cũng đảo chiều hồi phục. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng 6,75 cent, lên 164,65 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 tăng 6,35 cent, lên 164,55 cent/lb, các mức tăng rất mạnh. Khối lượng giao dịch rất cao trên mức trung bình.
Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMF Cập nhật: 01/08/2023 lúc 12:42:02 (delay 10 phút)
Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMF Cập nhật: 01/08/2023 lúc 12:42:02 (delay 10 phút)
Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên hôm nay tăng thêm mỗi kg là 600 đồng, lên dao động trong mức giá 66.100 - 66.900 đồng/kg.
Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên hôm nay tăng 600 đồng, lên dao động trong khung 66.100 - 66.900 đồng/kg. Cụ thể, tỉnh Lâm Đồng có giá thấp nhất là 66.100 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg. Tiếp đến là tỉnh Gia Lai với 66.600 đồng/kg, tăng 600 đồng/kg. Cùng thời điểm khảo sát, tỉnh Đắk Lắk có giá thu mua là 66.700 đồng/kg, tăng 600 đồng/kg. Đắk Nông ghi nhận mức giao dịch là 66.900 đồng/kg - cao nhất trong các địa phương được khảo sát, tăng 600 đồng/kg.
Giá cà phê hai sàn cùng hồi phục do các quỹ và đầu cơ quay lại các thị trường tăng mua sau khi đã mạnh tay thanh lý các vị thế ròng vào tuần trước nhằm tránh né áp lực của lãi suất tiền tệ đang được các ngân hàng trung ương xem xét điều chỉnh theo hướng tăng, kèm theo là áp lực bán hàng vụ mới không thể tránh khỏi từ nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới.
Tổng cục Thông kê Việt Nam báo cáo xuất khẩu cà phê trong tháng 7 ước đạt 80.000 tấn (khoảng 1,33 triệu bao), giảm 32,1% so với tháng trước và giảm 6% so với cùng kỳ năm trước. Điều này đã khiến các thị trường tiêu thụ quay lại mối lo thiếu hụt nguồn cung, trong khi nhu cầu tiêu thụ cà phê Robusta của thế giới ngày tăng cao.
Đồng Reais tăng 0,05%, tỷ giá lên ở mức 1 USD = 4,7284 R$ trước suy đoán Ủy ban Chính sách Tiền tệ Brazil (Copom) sẽ điều chỉnh giảm lãi suất bớt 0,5%/năm tại phiên họp tuần này nhằm thu hút đầu tư vốn ngoại và giảm áp lực lên thị trường ngoại hối và thúc đẩy việc bán hàng hóa xuất khẩu nói chung.
Lãi suất tiền gửi liên ngân hàng (DI) trên các hợp đồng tương lai tiếp tục giảm đã thu hút nhà đầu tư sớm quay lại rót vốn vào các thị trường kỳ hạn. Các nhà quan sát ở Phố Wall nhận định chứng khoán Mỹ kết thúc tháng 7 với mức tăng mạnh, báo hiệu một giai đoạn lạc quan sau nhiều tháng bất ổn.
Trong khi đó, đồng Reais mạnh lên đã khiến người Brazil bán cà phê chậm lại để trông chờ giá cả được cải thiện hơn nữa do họ đang thua lỗ vì thu về ít nội tệ hơn.
Các đại lý cho biết thị trường đã chín muồi để điều chỉnh tăng do dự trữ trên sàn ICE tiếp tục giảm và nông dân đặc biệt ở Brazil từ chối bán ở giá hiện tại. Dự trữ cà phê Arabica của sàn ICE giảm xuống mức thấp nhất 8 tháng đạt 528.000 bao.
Đồng real Brazil mạnh lên khiến nông dân nước này bán cà phê xuất khẩu chậm lại để chờ giá được cải thiện hơn nữa.
Xuất khẩu cà phê Robusta Sumatra từ Indonesia, nước xuất khẩu thứ hai, đứng ở mức 14.858 tấn trong tháng 6/2023, giảm 14% so với cùng tháng năm trước.
Uganda đang phải đối mặt với những tác động đáng kể của biến đổi khí hậu; tăng tần suất các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như lũ lụt, giảm mực nước, thay đổi kiểu thời tiết, cũng như hạn hán, những ảnh hưởng kinh tế xã hội khiến các cộng đồng nông nghiệp rất dễ bị tổn thương.
Một nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu chỉ ra rằng áp lực khí hậu có thể làm giảm đến 50% diện tích phù hợp để trồng cây cà phê, đặc biệt là cà phê Arabica trên toàn cầu.