Giá cà phê đồng loạt điều chỉnh tăng trở lại
15:37 - 01/10/2024
Giá cà phê thế giới đồng loạt điều chỉnh tăng nhẹ trở lại sau phiên giảm cuối tuần trước. Giá cà phê trong nước hôm nay 1/10 trong khoảng 121.300 - 122.300 đồng/kg. Giá cà phê vẫn được hỗ trợ bởi các yếu tố thời tiết tại Brazil, lo ngại sản lượng giảm trong vụ thu hoạch sắp tới ở Việt Nam.
Hỗ trợ hội viên nông dân nguồn vốn phát triển kinh tế
Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Làm giàu với kỹ thuật trồng xen nhiều nông sản giá trị cao
Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn
Tạo nền tảng phát triển ngành chăn nuôi bền vững
Giá cà phê hôm nay 1/10: Đồng loạt tăng trở lại
Phiên giao dịch dịch ngày 1/10, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Futures Europe London tăng trở lại, kỳ hạn giao hàng tháng 11/2024 tăng 16 USD, giao dịch tại 5.498 USD/tấn. Kỳ hạn giao hàng tháng 1/2025 tăng 22 USD giao dịch tại 5.225 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.
Giá cà phê Arabica trên sàn ICE Futures US New York tăng, kỳ hạn giao hàng tháng 12/2024 tăng 1,10 Cent, giao dịch tại 270,25 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 3/2025 tăng 1,05 Cent, giao dịch tại 267,95 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình.
Giá cà phê trong nước hôm nay 1/10 trong khoảng 121.000 - 122.100 đồng/kg. Giá cà phê vẫn được hỗ trợ bởi các yếu tố thời tiết tại Brazil, lo ngại sản lượng giảm trong vụ thu hoạch sắp tới ở Việt Nam.
Theo ICO, tình hình kinh tế toàn cầu vẫn còn khó khăn, với nguồn tiền giá rẻ hạn chế do lãi suất trên toàn thế giới vẫn duy trì ở mức cao.
Hơn nữa, căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định của nguồn cung container và khả năng sử dụng đầy đủ các tuyến đường vận chuyển. Lưu lượng giao thông vẫn bị chuyển hướng khỏi Kênh đào Suez và phải đi vòng quanh Mũi Hảo Vọng.
Các yếu tố trên kết hợp với tình trạng nguồn cung toàn cầu cầu thắt chặt, cán cân cung cầu tích lũy trong 6 năm gần nhất vẫn ở mức -13,1 triệu bao, đã tạo áp lực tăng giá trên thị trường cà phê thế giới.
Môi trường kinh tế hiện tại hạn chế khả năng nắm giữ lượng hàng tồn kho lớn với mức chi phí rẻ, bởi việc trả nợ cho các tổ chức tài chính không mang lại một mô hình kinh doanh cạnh tranh. Tuy nhiên, tác động của việc mua hàng theo phương thức "vừa kịp thời" (just-in-time) cũng không mang lại hiệu quả về chi phí. Điều này tạo áp lực tăng ngắn hạn lên giá cà phê khi nhu cầu vẫn cao trong khi nguồn cung bị thu hẹp.
Tại Hội nghị chuyên đề kinh tế thường niên ở Jackson Hole, bang Wyoming (Mỹ), diễn ra vào cuối tháng 8 đã chứng kiến một chuyển biến đáng chú ý khi giới chức các ngân hàng trung ương lớn của Mỹ, châu Âu và Vương quốc Anh lần lượt phát đi những tín hiệu về việc nới lỏng chính sách tiền tệ.
Lãi suất cao đã giúp kiềm chế lạm phát tăng, nhưng khi Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ngân hàng Anh bắt đầu giảm lãi suất cơ bản, câu hỏi đặt ra là tác động của việc này lên giá cà phê sẽ ra sao.
Mặc dù việc giảm lãi suất một phần tư điểm không đánh dấu sự thay đổi đáng kể trong chính sách tiền tệ, nhưng điều này có thể dẫn đến các đợt cắt giảm lãi suất tiếp theo nếu các nhà hoạch định chính sách tiền tệ cảm thấy rằng sẽ không có tác động xấu đến thị trường lao động, lạm phát đã được kiểm soát và không có nguy cơ suy thoái.
Điều này có thể báo hiệu rằng với lãi suất thấp hơn, các nhà đầu tư trên thị trường sẽ có thể tận dụng đòn bẩy tài chính và dẫn đến sự suy giảm tiềm năng trong việc mua cà phê theo phương thức "vừa kịp thời".
Hệ quả lý thuyết của việc giảm tần suất mua hàng là áp lực giảm lên giá cà phê. Tuy nhiên, chi phí tài chính thấp hơn cũng có thể dẫn đến sự gia tăng hoạt động mua hàng, khi các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị cà phê tìm cách bổ sung hàng tồn kho cạn kiệt mà trước đây, trong điều kiện lãi suất cao, họ không thể thực hiện được.
Tháng 8 ghi nhận lượng cà phê robusta được chứng nhận trên sàn London tiếp tục tăng nhẹ 2,3% so với tháng trước, lên 1,01 triệu bao. Lượng cà phê arabica được chứng nhận đạt 0,9 triệu bao, tăng 4,5%.