Giá cà phê đột ngột lao dốc mạnh
21:37 - 03/10/2024
Trên thị trường cà phê, cả hai mặt hàng Arabica và Robusta đều gây bất ngờ khi sụt giảm sâu. Một loạt thông tin cơ bản có lợi cho mùa vụ cũng như nguồn cung cà phê đã gây áp lực lên giá. Trong nước, giá cà phê hôm nay cũng giảm...
Hỗ trợ hội viên nông dân nguồn vốn phát triển kinh tế
Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Làm giàu với kỹ thuật trồng xen nhiều nông sản giá trị cao
Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn
Tạo nền tảng phát triển ngành chăn nuôi bền vững
Ủy ban châu Âu đề xuất trì hoãn luật chống phá rừng mang tính bước ngoặt
Giá cà phê trong nước hôm nay giữ vững mức 120.800 – 121.800 đồng/kg, giảm so với hôm qua.
Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 120.800 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 121.800 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 121.700 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 121.000 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 120.900 đồng/kg ở Đắk R'lấp.
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 121.000 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 121.000 đồng/kg.
Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 121.000 đồng/kg.
Thị trường cà phê trong nước giảm so với cùng thời điểm hôm qua.
Trong khi đó, giá trên hai sàn giao dịch kỳ hạn đột ngột lao dốc, với Robusta giảm tới 6% do mưa xuất hiện ở nhà sản xuất hàng đầu Brazil và khi Ủy ban châu Âu đề xuất trì hoãn luật chống phá rừng mang tính bước ngoặt.
Trên thị trường thế giới, giá Robusta kỳ hạn tháng 11/2024 trên sàn London giảm 6,1%, chốt mức 5.111 USD/tấn. Giá Arabica giao kỳ hạn tháng 12/2024 trên sàn New York giảm 7,65 cent, tương đương 2,9% xuống mức 256,5 US cent/lb.
EU vừa thay đổi một điều khoản trong Quy định chống phá rừng (EUDR). Luật cho phép cà phê trong các kho đạt chuẩn vẫn được lưu hành dù không có giấy chứng nhận nguồn gốc phá rừng để thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ trong các nước châu Âu. Tin này đã ngắt cơn sốt giá cà phê, nhất là Robusta một cách đột ngột, tạo nên một cú đảo hướng bất ngờ phiên vừa qua.
EU đã đề xuất trì hoãn Quy định phá rừng (EUDR) cấm nhập khẩu các mặt hàng liên quan đến nạn phá rừng thêm một năm, sau lời kêu gọi từ các ngành công nghiệp. Các nhà nhập khẩu châu Âu đã gấp rút vận chuyển cà phê vào khối trước khi bắt đầu quy định vào tháng Giêng, vì sợ các vấn đề liên quan nhưng quyết định trì hoãn này sẽ làm chậm lại hoạt động này. Kỳ vọng mưa sẽ xuất hiện ở Brazil trong những ngày tới cũng là một yếu tố giảm giá, cùng với tiến độ thu hoạch ở Việt Nam.
Trong nhiều năm liên tiếp, Việt Nam luôn nằm trong top các nước có sản lượng cà phê xuất khẩu cao nhất thế giới. Trong đó, các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên có diện tích vùng trồng cà phê và sản lượng lớn nhất cả nước.
Tại Lâm Đồng và Đắk Lắk, cà phê đã bắt đầu chín sớm. Dù sản lượng giảm do hạn hán, giá cà phê cao giúp người trồng có thu nhập tốt hơn năm trước. Dự kiến từ cuối tháng 10, khi Việt Nam vào vụ thu hoạch, sản lượng cà phê sẽ tăng và xuất khẩu có thể đạt 6 tỷ USD.