Giá cà phê hôm nay 6/5: Quay đầu đi xuống, giá arabica kỳ hạn giảm hơn 1%

Giá cà phê hôm nay 6/5: Quay đầu đi xuống, giá arabica kỳ hạn giảm hơn 1%

08:38 - 06/05/2022

Giá cà phê hôm nay (6/5) giảm trở lại sau hai phiên tăng trên thị trường thế giới. Trong đó, giá cà phê arabica giao tháng 5/2022 tại New York đạt mức 218,4 US cent/pound sau khi giảm hơn 1%.
 <

Hỗ trợ nông dân Mộc Châu sản xuất rau trong nhà kính
Mô hình 'trồng lúa xanh' ở Yên Bái: Giảm phát thải, tăng năng suất
Giá cao su hôm nay 8/7/2025: Quay đầu giảm
Giá heo hơi hôm nay 8/7/2025: Miền Nam tiếp tục giảm
Để Mộc Châu trở thành 'Đà Lạt thứ hai'

Cập nhật giá cà phê thế giới

Trên thị trường thế giới, giá cà phê đồng loạt giảm. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 5/2022 được ghi nhận tại mức 2.128 USD/tấn sau khi giảm 0,05% (tương đương 1 USD).

Giá cà phê arabica giao tháng 5/2022 tại New York đạt mức 218,4 US cent/pound, giảm 1,27% (tương đương 2,8 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h (giờ Việt Nam).

Trong quý I/2022, giá cà phê robusta thế giới biến động thất thường. Giá ghi nhận mức cao trong hai tháng đầu năm. Tuy nhiên, giá giảm xuống mức thấp nhất vào thời điểm đầu tháng 3/2022, sau đó có xu hướng phục hồi trở lại, song vẫn ở mức thấp so với hai tháng đầu năm.

Xét trong tháng 4/2022, giá cà phê robusta thế giới biến động theo xu hướng giảm do áp lực dư cung, nhu cầu tiêu thụ giảm. Nguồn cung cà phê dồi dào do hàng vụ mới của Brazil và Indonesia.

Bên cạnh đó, đồng real suy yếu trở lại hỗ trợ người trồng cà phê Brazil đẩy mạnh bán ra. Trái lại, giá cà phê arabica hồi phục do báo cáo thời tiết khô hạn tại vùng trồng chính của Brazil.

Ảnh: Revista Campo & Negócios

Giá cà phê thế giới được nhận định sẽ tiếp tục giảm do áp lực dư cung, nhu cầu suy yếu. Dự báo mới nhất của Citigroup cho rằng, trong niên vụ cà phê mới 2022 - 2023 toàn cầu sẽ dư thừa 3,5 triệu bao, so với mức thiếu hụt 7,3 triệu bao của niên vụ 2021/2022.

Căng thẳng địa chính trị kéo theo nhu cầu tiêu thụ suy yếu, trong khi vụ mùa cà phê mới của Brazil đang theo chu kỳ “hai năm một”, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

 

Nguồn: Internet