Giá cà phê ngày 24/3: Giá cà phê nội địa thiết lập mức cao kỷ lục mọi thời đại, tiến sát giá 100.000 đồng/kg
21:39 - 24/03/2024
Trong tuần, các quỹ và đầu cơ quay lại các thị trường hàng hóa tăng mua đã giúp giá cà phê Robusta tại thị trường nội địa Việt Nam thiết lập mức cao kỷ lục mọi thời đại và đang tiến sát mức giá 100.000 đồng/kg.
Thả rong để nuôi tép, làm chơi, ăn thật
Những giống lúa bản địa của người Mường đang dần biến mất
Loại củ đang vào mùa ở Việt Nam, giá rẻ, nhiều người thích nhưng cực độc nếu ăn sai cách
Đạt 9,2 tỷ USD sau 11 tháng, xuất khẩu thủy sản 2024 tự tin cán mốc 10 tỷ USD
Giá cà phê hôm nay 24/3: Giao dịch quanh mốc kỷ lục 95.000 đồng/kg
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London đảo chiều giảm. Kỳ hạn giao tháng 5 giảm 27 USD, xuống 3.358 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 7 giảm 24 USD, còn 3.264 USD/tấn, các mức giảm rất đáng kể. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình.
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cùng xu hướng giảm. Kỳ hạn giao tháng 5 giảm 0,85 cent, xuống 184,85 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 7 giảm 0,65 cent, còn 184 cent/lb, các mức giảm nhẹ. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.
Tính chung cả tuần, thị trường London có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm đan xen. Giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 5 tăng tất cả 50 USD, tức tăng 1,51 %, lên 3.358 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 7 tăng tất cả 53 USD, tức tăng 1,65 %, lên 3.264 USD/tấn, các mức tăng đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì trên mức trung bình.
Tương tự, thị trường New York có 2 phiên tăng và 3 phiên giảm đan xen. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao tháng 5 tăng tất cả 2,10 cent, tức tăng 1,15%, lên ở 185,05 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 7 tăng tất cả 2,55 cent, tức tăng 1,40 %, lên ở 184,20 cent/lb, các mức tăng đáng kể. Khối lượng giao dịch rất cao trên mức trung bình.
Giá cà phê tại thị trường Tây nguyên dao động trong khoảng 94.400 - 95.000 đồng/kg. Trong tuần, thị trường cà phê có xu hướng tăng. Vào cuối tuần, các địa phương ghi nhận tăng 1.800 - 2.000 đồng/kg so với đầu tuần.
Cụ thể, tỉnh Lâm Đồng tăng 2.000 đồng/kg lên 94.400 đồng/kg. Thương lái tại hai tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk thu mua cà phê chung mức 94.800 đồng/kg, tăng 1.800 đồng/kg so với đầu tuần. Cùng mức tăng trên, tỉnh Đắk Nông nâng giá cà phê lên ngưỡng 95.000 đồng/kg. Hiện tại, giá cà phê tại các tỉnh trọng điểm được ghi nhận trong khoảng 94.400 - 95.000 đồng/kg.
Trong tuần, DXY tăng nhẹ 0,1% sau công bố vẫn giữ nguyên tiến trình cắt giảm lãi suất 3 lần trong năm 2024. Điều này đã khiến các quỹ và đầu cơ hưng phấn quay lại các thị trường hàng hóa tăng mua. Trong khi dữ liệu báo cáo tồn kho ICE trên cả hai sàn được bổ sung mạnh mẽ. Arabica tăng lên mức cao 8 tháng rưỡi là 586.077 bao, thoát khỏi mức thấp 24 năm được báo cáo hồi đầu tháng 10/2023. Robusta đã tăng lên mức cao nhất trong 7 tuần khi đăng ký ở 29.280 tấn, chủ yếu là cà phê Conilon Robusta của Brazil.
Cuối tuần, DXY tiếp nối đà tăng ngay sau khi có thông tin NHTW Thụy Sĩ (SNB) cắt giảm lãi suất đồng Francs Thụy sĩ bớt 0,25% xuống ở mức 1,5%/năm và khả năng NHTW Vương quốc Anh (BoE) có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất, trước đó NHTW Brazil (BC) đã cắt giảm lãi suất đồng Reais bớt 0,5% xuống ở mức 10,75%/năm đã hỗ trợ người Brazil bán hàng chậm lại và NHTW Nhật Bản đã nâng lãi suất đồng Yên lên 0,1%, kết thúc mức lãi suất âm kéo dài từ năm 2016. Giá cả trên hầu hết các thị trường hàng hóa đã dịu lại.
Tồn kho cà phê Robusta do sàn London Chứng nhận và theo dõi cấp phát, tính đến thứ sáu ngày 22/3 đã tăng 2.030 tấn, tức tăng 7,45% so với một tuần trước đó, lên đăng ký ở mức 29.280 tấn, (khoảng 488.000 bao, bao 60 kg), mức tăng khá mạnh, đã góp phần khiến giá cà phê kỳ hạn trở lại xu hướng giảm.
Trong một báo cáo tháng 12/2023, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết, Việt Nam, nước sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới, dự kiến sẽ cung cấp 26,6 triệu bao cà phê loại 60 kg trong niên vụ 2023-2024 (giai đoạn tháng 10/2023 - 9/2024). Con số đó giảm 12% so với dự báo của USDA vào tháng 6.
Dự báo này được đưa ra trong bối cảnh sản lượng của niên vụ 2022 - 2023 thấp kỷ lục, ở mức 26,3 triệu bao.
Sản lượng ở Indonesia, nhà sản xuất lớn thứ ba thế giới, được dự đoán sẽ giảm 20%.
Ngoài thời tiết bất lợi như nhiệt độ cao, hạn hán ở Đông Nam Á do hiện tượng El Nino gây ra, một số nông dân đang chuyển sang trồng các loại cây trồng khác có hiệu quả hơn như sầu riêng, cao su,… cũng là nguyên nhân khiến sản lượng cà phê bị thu hẹp.
Tiêu thụ hạt cà phê toàn cầu trong giai đoạn 2023-2024 sẽ tăng 20% so với năm 2013-2014, với mức tăng trưởng đáng chú ý ở châu Á. USDA báo cáo rằng mức tiêu thụ ở các nước sản xuất lớn như Việt Nam và Indonesia lần lượt tăng 60% và 90% trong cùng khoảng thời gian. Trung Quốc, nước tiêu thụ cà phê lớn thứ bảy thế giới, đang chứng kiến mức tăng 130%.