Giá cà phê ngược xuôi, Lâm Đồng tăng giá còn Gia Lai và Đắk Nông lại đi xuống
09:32 - 15/10/2024
Giá cà phê trong nước hôm nay chốt mức 113.100 – 113.600 đồng/kg. Chuyên gia nhận định, yếu tố tiền tệ là nhân tố chính ảnh hưởng đến giá cà phê tuần qua. USD cao đẩy cà phê 2 sàn giảm tiếp sau tác động của việc châu Âu đề xuất hoãn thực thi EUDR 1 năm.
Hỗ trợ hội viên nông dân nguồn vốn phát triển kinh tế
Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Làm giàu với kỹ thuật trồng xen nhiều nông sản giá trị cao
Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn
Tạo nền tảng phát triển ngành chăn nuôi bền vững
Giá cà phê hôm nay 14/10: Biến động nhẹ
Trên thị trường thế giới, giá Robusta kỳ hạn tháng 11/2024 trên sàn London chốt ở 4.828 USD/tấn. Giá Arabica giao kỳ hạn tháng 12/2024 trên sàn New York ở mức 252,05 US cent/lb. Tính chung cả tuần, giá Robusta giảm 241 USD/tấn, giá Arabica giảm 5,3 cent/lb.
Giá cà phê trong nước hôm nay tăng giảm trái chiều 100 đồng/kg, dao động trong khoảng 113.100 – 113.600 đồng/kg.
Cụ thể, giá cà phê tại Đắk Nông và Gia Lai cùng giảm 100 đồng/kg so với ngày hôm qua, xuống còn 113.600 đồng/kg và 113.500 đồng/kg.
Trong khi đó, giá cà phê tại Lâm Đồng tăng 100 đồng/kg lên mức 113.100 đồng/kg. Tuy nhiên, đây vẫn là địa phương có giá thấp nhất trên thị trường.
Riêng tại Đắk Lắk, giá cà phê đi ngang ở mức 113.600 đồng/kg.
Giá cà phê trên 2 sàn giao dịch chính trên thế giới giảm giữa bối cảnh Tổ chức cà phê thế giới (ICO) công bố hàng loạt thông tin bất ngờ. Trong đó, nổi bật là kết quả xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu 11 tháng của niên vụ 2023/24 đạt mức 110 triệu bao (loại 60kg) – là mức kỷ lục lần thứ 2 trong lịch sử. Điều này cho thấy, lo ngại về sự thiếu hụt nguồn cung cà phê trên toàn cầu là chưa chính xác về mặt số liệu.
Ngay cả cà phê Robusta xuất khẩu của toàn cầu cũng tăng trong 11 tháng đầu niên vụ 2023/24 với tổng sản lượng 43,46 triệu bao, tăng 2,3 triệu bao (5,6%) so với cùng kỳ niên vụ trước. Các động lực chính thúc đẩy tốc độ tăng trưởng hai chữ số của tháng 8 là Brazil, Ấn Độ và Indonesia. Trong tháng 8/2024, nguồn cà phê robusta từ 3 nước này xuất khẩu lên đến 1,66 triệu bao, tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo ICO, xuất khẩu cà phê của Việt Nam - quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất châu Á và châu Đại Dương - giảm 12,1% so với cùng kỳ năm ngoái trong 11 tháng đầu niên vụ 2023/24 chỉ còn 24,09 triệu bao (1,445 triệu tấn). Điều này cho thấy, trong các nguồn cung chính xuất khẩu cà phê toàn cầu, chỉ có cà phê Việt Nam là mất mùa thật sự.
Từ đầu năm, nhờ giá xuất khẩu cà phê tăng mạnh, 9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cà phê Việt Nam đã lại vượt mốc 4 tỷ USD và đạt kỷ lục mới về kim ngạch trong bối cảnh lượng xuất khẩu giảm.
Các doanh nghiệp đang đẩy mạnh đầu tư các nhà máy chế biến cà phê hòa tan ở Việt Nam, vì vậy, lượng cà phê Robusta được thu mua để chế biến ngày càng tăng, dẫn tới lượng cà phê nhân giành cho xuất khẩu giảm xuống. Việc xuất hiện hàng loạt chuỗi kinh doanh cà phê ở Việt Nam cũng góp phần không nhỏ trong việc làm tăng lượng cà phê tiêu thụ ở thị trường nội địa.