Giá cao su tiếp tục tăng, lo ngại nguồn cung toàn cầu, giá cao su xuất khẩu Việt Nam đạt đỉnh 2 năm

Giá cao su tiếp tục tăng, lo ngại nguồn cung toàn cầu, giá cao su xuất khẩu Việt Nam đạt đỉnh 2 năm

18:32 - 20/08/2024

Giá cao su kỳ hạn trên thị trường Nhật Bản hôm nay tăng nhẹ, do được hỗ trợ bởi giá cao su tổng hợp tăng và lo ngại về nguồn cung toàn cầu. Mặc dù đồng Yên hồi phục cùng giá dầu sụt giảm đã hạn chế mức tăng của giá cao su.

Xuất khẩu rau quả lần đầu vượt mốc 6 tỷ USD
Đồng Nai chọn nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao là nhiệm vụ đột phá
Cây cà gai leo - 'vàng xanh' vùng đất cằn
Gia Lai trải ‘thảm đỏ’ cho các dự án đầu tư trồng rừng
Nhiều hoạt động hỗ trợ thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại ĐBSCL

Cao su tăng giá do lo ngại về nguồn cung toàn cầu 

Hợp đồng cao su giao kỳ hạn tháng 01/2025 JRUc6 trên sàn giao dịch Osaka (OSE) mở cửa tăng 0,7 JPY, tương đương 0,21% chốt ở 327,2 JPY (2,24 USD)/kg.

 

Hợp đồng cao su giao kỳ hạn tháng 1/2025 SNRv1 trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng 25 CNY, tương đương 0,16% chốt ở 16.085 CNY (2.255,11 USD)/tấn. Cũng trên sàn giao dịch SHFE này, hợp đồng cao su tổng hợp butadiene (SBR) SHBRv1 giao kỳ hạn tháng 10/2024 tăng 55 CNY, tương đương 0,38% chốt ở 14.365 CNY (2.013,96 USD)/tấn.

Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 9/2024 STFc1 trên sàn SICOM Singapore giao dịch ở 173,5 US cent/kg, giảm 0,3%.

Longzhong Information cho biết giá cao su tự nhiên sẽ biến động do không có kỳ vọng tích cực rõ ràng về nhu cầu ngắn hạn.

Đồng Yên tăng giá so với đồng USD, giao dịch ở mức 146,5 JPY đổi 1 USD, khi đồng USD chạm gần mức thấp nhất 7 tháng. Đồng Yên hồi phục khiến các tài sản định giá bằng đồng tiền này trở nên đắt đỏ hơn với các khách hàng nước ngoài.

Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 9/2024 STFc1 trên sàn SICOM Singapore giao dịch ở 173,2 US cent/kg, tăng 0,1%.

Cơ quan khí tượng Thái Lan cảnh báo mưa lớn ở thượng nguồn Thái Lan từ ngày 19 - 25/8, có thể gây lũ quét ở một số khu vực.

Cao su tự nhiên thường chịu sự điều chỉnh của giá dầu khi cạnh tranh thị phần với cao su tổng hợp được sản xuất từ dầu thô. Đầu phiên giao dịch châu Á, giá dầu thô sụt giảm do triển vọng đàm phán hoà bình ở Trung Đông thành công khiến giảm rủi ro nguồn cung, và nền kinh tế của Trung Quốc – nước nhập khẩu dầu hàng đầu – suy yếu, đã hạn chế nhu cầu dầu.

 
Giá cao su tiếp tục tăng, lo ngại nguồn cung toàn cầu, giá cao su xuất khẩu Việt Nam đạt đỉnh 2 năm - Ảnh 1.

Giá cao su xuất khẩu của Việt Nam đạt đỉnh 2 năm

Số liệu được công bố bởi Tổng cục Hải quan cho thấy, trong tháng 7, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 186.033 tấn, trị giá 307,9 triệu USD, giảm 15,3% về lượng nhưng tăng 7,3% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong tháng 7, giá cao su xuất khẩu bình quân đạt 1.655 USD/tấn, tăng 2,9% so với tháng trước và tăng tới 26,8% so với cùng kỳ năm 2023. Đây cũng là mức giá cao nhất đạt được trong 2 năm qua, kể từ tháng 6/2022.

Tính chung 7 tháng đầu năm, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 912.725 tấn, trị giá 1,4 tỷ USD, giảm 7,5% về lượng nhưng tăng 5,9% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Giá xuất khẩu cao su bình quân 7 tháng đạt 1.551 USD/tấn, tăng 14,5%.

Giá cao su tiếp tục tăng, lo ngại nguồn cung toàn cầu, giá cao su xuất khẩu Việt Nam đạt đỉnh 2 năm - Ảnh 2.

Nguồn: Tính toán theo số liệu của Tổng cục Hải quan

Về thị trường tiêu thụ, từ đầu năm đến nay xuất khẩu cao su của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc có xu hướng giảm, nhưng bù lại các thị trường khác lại tăng rất mạnh.

Trong tháng 7, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt 127.664 tấn, trị giá 206,73 triệu USD, giảm mạnh 27,2% về lượng và giảm 8,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Đây cũng là tháng thứ 6 liên tiếp xuất khẩu cao su sang thị trường này giảm so với cùng kỳ năm trước.

Do đó, tính chung 7 tháng đầu năm, xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ đạt 617.033 tấn, trị giá 924,63 triệu USD, giảm 18,6% về lượng và 8,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Với kết quả này, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của nước ta, nhưng thị phần đã giảm xuống còn 67,6% từ mức 76,8% của cùng kỳ.

Trong khi đó, lượng cao su xuất khẩu sang các thị trường lớn tiếp theo là Ấn Độ và Hàn Quốc tăng trưởng lần lượt là 19,9% và 5,8% trong 7 tháng đầu năm, đạt 74.277 tấn và 27.793 tấn, chiếm 8,1% và 3% thị phần xuất khẩu.

Ngoài ra, lượng cao su xuất khẩu sang nhiều thị trường khác cũng tăng mạnh như: Nga tăng 15,4%; Đài Loan tăng 16,3%; Thổ Nhĩ Kỳ tăng 12,1%... Đặc biệt, Sri Lanka tăng tới 317,8%, Malaysia tăng 121%, Bỉ tăng 263,4%...

Giá cao su tiếp tục tăng, lo ngại nguồn cung toàn cầu, giá cao su xuất khẩu Việt Nam đạt đỉnh 2 năm - Ảnh 3.

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan

Theo Cục Xuất nhập khẩu, từ đầu tháng 8 đến nay, giá cao su tại các sàn giao dịch châu Á tăng do nguồn cung tại Thái Lan bị gián đoạn và tình trạng thiếu hụt nguồn cung của Ấn Độ.

Mặc dù đà tăng giá phần nào bị hạn chế bởi nhu cầu của Trung Quốc chậm lại. Doanh số bán ô tô của Trung Quốc đã giảm tháng thứ tư liên tiếp trong tháng 7/2024, bất chấp chương trình trao đổi ô tô quốc gia và các quy định cho vay mua ô tô được nới lỏng. Thị trường cao su Trung Quốc dự kiến sẽ ổn định trong ngắn hạn do nước này phải đối mặt với cả áp lực nguồn cung tăng theo mùa và nhu cầu suy yếu.

Các chuyên gia cho biết thị trường cao su vật chất trên khắp Đông Nam Á được hỗ trợ bởi "nguồn cung yếu bất thường" trong giai đoạn thường được coi là mùa cao điểm cung cấp cao su toàn cầu.

Trong khi đó, triển vọng nhu cầu toàn cầu đang cải thiện hơn dự kiến, với một loạt dữ liệu kinh tế mới nhất của Mỹ cho thấy khả năng phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới, mặc dù lo ngại về sự phục hồi kinh tế yếu kém kéo dài của Trung Quốc sẽ hạn chế mức tăng của giá cao su thiên nhiên.