Giá dừa khô giảm sâu, thị trường xuất khẩu chững lại

Giá dừa khô giảm sâu, thị trường xuất khẩu chững lại

22:52 - 22/06/2024

ĐBSCL Hiện nay, thương lái thu mua dừa khô với giá 60.000 đồng mỗi chục, giảm 30.000 đồng so với tháng trước do thị trường xuất khẩu giảm.

Tôm nguyên liệu có thể thiếu hụt đến hết quý I năm sau
Giá tiêu còn giữ ở mức cao nhưng coi chừng những rủi ro khó lường
Thái Nguyên: Trên trồng cây ăn quả, dưới thả gà, cây tốt, quả ngọt, cỏ dại biến đi đâu?
Cơ hội mới giữa những thách thức của xuất khẩu cá tra Việt Nam
Giá cà phê tăng vọt, Đắk Nông lập đỉnh mới, gián đoạn nguồn cung lớn từ Brazil và Việt Nam
Công nhân của một HTX chuyên thu mua dừa khô xuất khẩu tại Trà Vinh. Ảnh: Hồ Thảo.

Công nhân của một HTX chuyên thu mua dừa khô xuất khẩu tại Trà Vinh. Ảnh: Hồ Thảo.

Ngày 5/6, theo thông tin từ một số nhà vườn tại các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, giá dừa khô hiện tại được thương lái thu mua ở mức 60.000 đồng/1 chục (12 trái), giảm 30.000 đồng mỗi chục so với tháng trước. Trong khi đó, giá dừa tươi dao động từ 100.000 - 120.000 đồng/1 chục, giảm 10.000 đồng mỗi chục.

Ông Ngô Hữu Sự, Giám đốc HTX Vạn Hưng (chuyên thu mua dừa xuất khẩu tại Trà Vinh) cho biết, mỗi tháng, HTX cung cấp cho đối tác từ 300 - 400 tấn dừa xuất khẩu, nhưng hiện nay đơn hàng đang giảm. Nguyên nhân chính là do thị trường xuất khẩu chậm lại, cước vận chuyển tăng cao.

 

Trước tình hình giá dừa tươi sụt giảm, ông Lê Văn Đông, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh cho biết, tỉnh khuyến khích và ưu tiên các doanh nghiệp có thế mạnh về công nghệ chế biến sâu, có thị trường tiêu thụ tốt xây dựng nhà máy chế biến, phát triển liên kết với người sản xuất trên địa bàn tỉnh.

Theo ông Đông, Trà Vinh có gần 90.000 hộ trồng dừa với hơn 7 triệu cây trên tổng diện tích gần 25.000ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Càng Long, Tiểu Cần và Châu Thành. Tỉnh có 13 vùng nguyên liệu dừa hữu cơ đã được 4 doanh nghiệp xây dựng với tổng diện tích 4.012ha đạt tiêu chuẩn EU và USDA, trong đó 260ha đạt 6 tiêu chuẩn (châu Âu - EU, Mỹ - USDA, Nhật - JAS, Australia - ACO, Thụy Điển - KRAV và GlobalGAP).