Giá gạo xuất khẩu tăng cao, vì sao doanh nghiệp trong ngành vẫn lo ngại thua lỗ?

Giá gạo xuất khẩu tăng cao, vì sao doanh nghiệp trong ngành vẫn lo ngại thua lỗ?

11:08 - 30/08/2024

Xuất khẩu gạo tăng cao, giá tốt nhưng kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành gạo lại tương đối ảm đạm trong nửa đầu năm 2024 và lo ngại tiếp tục thua lỗ cuối năm nay, vì sao?

Xuất khẩu rau quả lần đầu vượt mốc 6 tỷ USD
Đồng Nai chọn nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao là nhiệm vụ đột phá
Cây cà gai leo - 'vàng xanh' vùng đất cằn
Gia Lai trải ‘thảm đỏ’ cho các dự án đầu tư trồng rừng
Nhiều hoạt động hỗ trợ thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại ĐBSCL

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang ở mức cao nhất thế giới

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tuần này vẫn duy trì ở mức cao, dao động 570 - 578 USD/tấn với gạo 5% tấm, cùng đó là triển vọng có thêm đơn hàng xuất khẩu giao trong tháng 9 và 10.

 

Xu hướng giá gạo xuất khẩu tại các nước sản xuất gạo hàng đầu ở châu Á cũng đồng loạt tăng tuần này. Cụ thể, gạo 5% tấm của Ấn Độ được báo giá 540-545 USD/tấn, tăng so với mức 536-540 USD/tấn của tuần trước.

 

Vì sao doanh nghiệp gạo vẫn kinh doanh ì ạch, cổ phiếu "lẹt đẹt", lo ngại thua lỗ? - Ảnh 1.

Giá lúa tăng là tin vui cho người nông dân, nhưng lại là nỗi lo lớn với các doanh nghiệp bởi giá xuất khẩu mà họ đã ký trước đó thấp hơn giá nguyên liệu thu mua trong nước.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 7/2024 xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng 46,3% về lượng, tăng 39,7% kim ngạch so với tháng 6/2024 nhưng giá giảm 4,5%, đạt 751.093 tấn, tương đương 451,77 triệu USD, giá trung bình 601,5 USD/tấn. Tính chung cả 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gạo tăng 8,3% về lượng, tăng 27,7% về kim ngạch và tăng 17,9% về giá so với 7 tháng năm 2023, đạt gần 5,3 triệu tấn, tương đương gần 3,34 tỷ USD, giá trung bình 630,2 USD/tấn.

Doanh nghiệp gạo vẫn kinh doanh ì ạch, cổ phiếu "lẹt đẹt", lo ngại thua lỗ...

Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu của hầu hết các doanh nghiệp gạo niêm yết vẫn ì ạch. Cổ phiếu LTG của Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời suốt từ tháng 7 đến nay chỉ đi ngang quanh vùng giá 15.000 - 17.000 đồng/cổ phiếu. 

Các cổ phiếu khác của ngành gạo cũng ảm đạm. Mã VSF của Tổng công ty Lương thực Miền Nam - CTCP (Vinafood), mã AGM của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex), mã TAR của Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (Trung An) gần như không có chuyển biến nào đáng kể. 

Giá cổ phiếu VSF hôm nay còn giảm 0,4% (ở mức khoảng 31.500 đồng/cổ phiếu); mã AGM giảm 0,05% còn 2.900 đồng/cổ phiếu; mã TAR đưa vào diện hạn chế giao dịch, giá chỉ 5.600 đồng/cổ phiếu...

Ngành gạo đón nhận nhiều thông tin tích cực, nhưng nhóm cổ phiếu lúa gạo chưa thể đi lên, có thể là do kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp gạo trong 6 tháng đầu năm 2024 không như kỳ vọng.

Nửa đầu năm 2024, Angimex chỉ đạt gần 151 tỷ đồng doanh thu, giảm 53% so với cùng kỳ năm 2023. Do không còn doanh thu từ hoạt động bán xe Honda, phụ tùng, dịch vụ sửa chữa, trong khi giá vốn cộng thêm các khoản chi phí nên Angimex lỗ sau thuế 99,5 tỷ đồng, cao hơn mức lỗ của cùng kỳ năm trước (lỗ 57,7 tỷ đồng).

Với Trung An, nửa đầu năm nay ghi nhận doanh thu 3.419 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, do giá vốn tăng mạnh hơn đà tăng của doanh thu nên sau khi trừ các chi phí, Trung An lỗ sau thuế 772 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi hơn 7,5 tỷ đồng.

Vì sao doanh nghiệp gạo vẫn kinh doanh ì ạch, cổ phiếu "lẹt đẹt", lo ngại thua lỗ? - Ảnh 2.

Trung An bị đơn vị kiểm toán từ chối đưa ra kết luận về báo cáo tài chính bán niên 2024 do vẫn còn một loạt các vấn đề đang chờ xác minh.

Vinafood có kết quả kinh doanh khả quan hơn khi mang về 11.242 tỷ đồng doanh thu trong nửa đầu năm 2024, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng nhờ biên lợi nhuận gộp được cải thiện và doanh nghiệp cắt giảm một số chi phí nên lợi nhuận sau thuế đạt 20,7 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, Lộc Trời vừa công bố nhận được đơn từ chức của ông Johan Sven Richard Boden - Thành viên HĐQT. Ông Johan Boden sinh năm 1971, quốc tịnh Thụy Điển, trình độ chuyên môn là Quản trị chung, Sale và Marketing, Vận hành, Nông nghiệp và chế biến thực phẩm. Ngoài Lộc Trời, ông Johan Boden hiện là Tổng Giám đốc Công ty TNHH DenEast Việt Nam, kinh doanh trong lĩnh vực chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa.

Ông Johan Boden chỉ mới được bầu vào HĐQT Lộc trời nhiệm kỳ 2024 - 2029 cách đây 2 tháng tại Đại hội đồng cổ đông thường niên của Tập đoàn. Nếu đơn từ nhiệm được thông qua, HĐQT Lộc Trời sẽ chỉ còn 4 thành viên gồm Chủ tịch HĐQT là ông Huỳnh Văn Thòn, ông Mandrawa Winston Leo, ông Võ Trí Thành và bà Vũ Hồng Trang. 

Vì sao doanh nghiệp gạo vẫn kinh doanh ì ạch, cổ phiếu "lẹt đẹt", lo ngại thua lỗ? - Ảnh 3.

Rõ ràng, các doanh nghiệp gạo rất cần cơ cấu và tính toán kinh doanh sao cho phù hợp với diễn biến của thị trường gạo để tận dụng các cơ hội thuận lợi.

Rõ ràng, các doanh nghiệp gạo rất cần cơ cấu và tính toán kinh doanh sao cho phù hợp với diễn biến của thị trường gạo để tận dụng các cơ hội thuận lợi. Bởi theo dự báo, xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ khởi sắc vào cuối năm 2024 khi nhu cầu nhập khẩu từ các khách hàng truyền thống tăng lên. 

Xuất khẩu gạo dự kiến tiếp tục tốt trong những tháng cuối năm và kỳ vọng sẽ có thể mang về kim ngạch kỷ lục khoảng 5 tỷ USD trong năm nay. Giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam 7 tháng qua đã đạt 632 USD/tấn, tăng trên 18% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các Bộ ngành khuyến nghị các doanh nghiệp nên linh hoạt điều chỉnh chiến lược sản xuất và kinh doanh. Doanh nghiệp gạo cần sẵn sàng ứng phó với mọi biến động để đảm bảo hiệu quả và an toàn trong xuất khẩu. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần tránh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh như bán phá giá gạo, nhằm bảo vệ và duy trì sự ổn định của ngành xuất khẩu gạo quốc gia.