Gia Lai một mình một giá tiêu thấp nhất Tây Nguyên

Gia Lai một mình một giá tiêu thấp nhất Tây Nguyên

15:39 - 12/10/2024

Giá tiêu hôm nay 12/10 trong khoảng 143.000 - 144.000 đồng/kg. Giá tiêu đầu giờ sáng nay giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg. Đây là ngày giảm liên tiếp tứ 2 của thị trường trong nước.

Giá cà phê đồng loạt sụt giảm xuống mức thấp mới
Giá cao su vẫn được hỗ trợ bởi lo ngại về nguồn cung
Trung Quốc đứng đầu về cung cấp mặt hàng này cho nông dân Việt Nam, thu hơn nửa tỷ USD chỉ sau 9 tháng
Giá tiêu tiếp tục giảm tại tất cả các vùng trồng trọng điểm, chênh lệch không đáng kể
Phát triển sản phẩm chế biến, nghiên cứu giống lúa mới nhằm nâng chất lượng ngành lúa gạo

Giá tiêu hôm nay ở trong nước (12/10)

Thị trường tiêu trong nước hôm nay: Giá hạt tiêu trong nước hôm nay giao dịch ở mức 143.000 – 144.000 đồng/kg.

 

Giá tiêu cao nhất thu mua ở các vùng trọng điểm hồ tiêu (Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước) được ghi nhận ở mức 144.000 đồng/kg.

Cụ thể: Tại tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk giá tiêu ở mức 144.000 đồng/kg.

Tại Gia Lai mức giá tiêu là 143.000 đồng/kg. Đồng Nai có giá tiêu là 144.000 đồng/kg.

Tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 144.000 đồng/kg.

Như vậy, giá tiêu hôm nay ổn định tại hầu hết các tỉnh trọng điểm, tại thị trường trong nước, hiện có mức giá thấp nhất là 143.000 đồng/kg.

 
Đà giảm giá tiêu chưa ngừng - Ảnh 1.
Đà giảm giá tiêu chưa ngừng - Ảnh 2.

Giá tiêu trực tuyến hôm nay (12/10)

Cập nhật giá tiêu thế giới từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), thời điểm này, giá tiêu Indonesia tăng so với ngày hôm qua; giá tiêu Brazil ổn định, trong khi đó, tiêu Malaysia giữ mức cao. Giá tiêu Việt Nam niêm yết hôm nay không đổi, với tiêu trắng đạt dưới mức 10.000 USD/tấn.

Giá tiêu đen Lampung tại Indonesia ở mức 6.732 USD/tấn.

Giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 6.750 USD/tấn.

Giá tiêu đen Kuching tại Malaysia ASTA ổn định ở mức 8.700 USD/tấn.

Giá tiêu trắng Muntok Indonesia loanh quanh ở mức 9.002 USD/tấn.

Giá tiêu trắng Malaysia ASTA ở mức 11.200 USD/tấn.

Giá tiêu các loại của Việt Nam hôm nay ổn định. Trong đó, giá tiêu đen của Việt Nam loại 500 gr/l đạt 6.500 USD/tấn; loại 550 gr/l đạt 6.800 gr/l. Tương tự, giá tiêu trắng đạt 9.850 USD/tấn.

Đà giảm giá tiêu chưa ngừng - Ảnh 3.
Đà giảm giá tiêu chưa ngừng - Ảnh 4.

Theo các chuyên gia, việc giá tiêu trong nước giảm nhẹ chủ yếu là do tác động của một số yếu tố: Nhu cầu tiêu thụ nội địa giảm, sức cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế, áp lực từ giá vàng và giá USD, và việc chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch cà phê mới.

Nhu cầu tiêu thụ nội địa giảm là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc giá tiêu giảm. Nền kinh tế Trung Quốc, thị trường nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam, đang đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2024, đặc biệt là tình trạng tăng trưởng chậm, nhu cầu tiêu dùng giảm và áp lực lên dự trữ ngoại hối. 

Điều này đã dẫn đến sự sụt giảm mạnh về lượng nhập khẩu hồ tiêu từ Việt Nam sang Trung Quốc. Thực tế, trong 9 tháng đầu năm 2024, lượng xuất khẩu hồ tiêu sang Trung Quốc đã giảm tới 84,1%, ảnh hưởng lớn đến tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam.

Sản lượng tiêu của Ấn Độ dự kiến đạt khoảng 60.000 tấn trong niên vụ 2023/24, tăng khoảng 6% so với năm trước. Quốc gia này vẫn đối mặt với tình trạng thiếu hụt do nhu cầu nội địa dự kiến sẽ vượt quá 66.000 tấn.

VPSA cho biết Việt Nam vẫn đang đứng top 1 thế giới về sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu. Tuy nhiên, trong bối cảnh có sự cạnh tranh và biến động thị thị trường thuận lợi cho các cây trồng khác như cà phê và sầu riêng nên diện tích, sản lượng hạt tiêu Việt Nam đang bị giảm. Nguồn cung sụt giảm, trong khi nhu cầu tiêu thụ tăng đã đẩy giá hạt tiêu tăng lên.

Bà Hoàng Thị Liên Chủ tịch Hiệp hội Hạt tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA) khuyến nghị các doanh nghiệp cần điều chỉnh sao cho mức giá nhập vào và bán ra có mức tăng tương đồng để tránh rủi ro về giá. Nếu giá tiêu trong nước tăng, các doanh nghiệp cần phải tăng giá xuất khẩu tương ứng. Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể mua dần, tránh dồn dập, nếu không sẽ tác động về giá khi có đơn hàng lớn, tạo thêm sự khan hiếm hàng.