Giá lúa gạo trong nước duy trì ổn định sau làn sóng ảnh hưởng từ Ấn Độ

Giá lúa gạo trong nước duy trì ổn định sau làn sóng ảnh hưởng từ Ấn Độ

09:19 - 15/10/2024

Giá lúa gạo hôm nay 14/10 tại thị trường trong nước duy trì ổn định với cả mặt hàng lúa vào gạo, giao dịch có phần trầm lắng.

Dự án nuôi trâu, bò sinh sản giúp hộ nghèo, cận nghèo chuyển đổi giống vật nuôi có giá trị kinh tế cao
Hỗ trợ hội viên nông dân nguồn vốn phát triển kinh tế
Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Làm giàu với kỹ thuật trồng xen nhiều nông sản giá trị cao
Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn
Tạo nền tảng phát triển ngành chăn nuôi bền vững

Giá lúa gạo trong nước duy trì ổn định

Giá lúa Thu Đông tại Cần Thơ giảm. Giá lúa gạo hôm nay tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng đi ngang. Ghi nhận tại An Giang giá lúa Thu Đông lượng về tương đối nhiều nhưng giao dịch chậm. Tại Cần Thơ, giá lúa Thu Đông giảm, chủ yếu giao dịch lúa đã cọc. Giá lúa cuối vụ ổn định tại Đắk Lắk.

 

Giá các mặt hàng phụ phẩm hôm nay duy trì ổn định, dao động từ 6.000 - 9.600 đồng/kg. Hiện, giá tấm OM 5451 ở mức 9.500 - 9.600 đồng/kg; giá cám khô ở mức 6.000 - 6.100 đồng/kg.

Cập nhật từ Sở NN-PTNT tỉnh An Giang cho biết, giá lúa hôm nay ghi nhận không có điều chỉnh so với ngày hôm qua, lúa IR 50404 giá ở mức 6.900 - 7.000 đồng/kg; lúa Đài thơm 8 ở mức giá 7.800 - 8.000 đồng/kg, lúa OM 5451 ở mức 7.200 - 7.400 đồng/kg; lúa OM 18 có giá 7.500 - 7.800 đồng/kg, giá đi ngang so với ngày hôm qua; lúa OM 380 dao động 7.200 - 7.300 đồng/kg; lúa Nhật vẫn ở mốc 7.800 - 8.000 đồng/kg và lúa Nàng Nhen (khô) ở mức 20.000 đồng/kg.

Ngoài ra, thị trường nếp không có điều chỉnh. Nếp Long An IR 4625 (khô) 9.600 - 9.700 đồng/kg ổn định so với ngày hôm qua. Nếp Long An 3 tháng (khô) 9.800 - 10.000 đồng/kg, đi ngang so với ngày hôm qua.

Ghi nhận tại các địa phương như Đồng Tháp, Sóc Trăng gạo về ít, giá ổn định, giao dịch chậm.

Trên thị trường gạo, ghi nhận giá gạo ghi nhận duy trì ổn định so với ngày hôm qua. Hiện giá gạo nguyên liệu IR 504 Hè Thu ở mức 10.300 - 10.500 đồng/kg tăng 100 đồng/kg. Gạo thành phẩm IR 504 ở mức 12.500 - 12.700 đồng/kg.

Tại các chợ lẻ, giá gạo ghi nhận mức giá duy trì đi ngang. Hiện gạo Nàng Nhen có giá niêm yết cao nhất 28.000 đồng/kg; gạo Jasmine 18.000 - 20.000 đồng/kg; gạo Nàng hoa 21.500 đồng/kg; gạo tẻ thường dao động quanh mốc 15.000 - 16.000 đồng/kg; thơm thái hạt dài 20.000 - 22.000 đồng/kg; gạo Hương lài 22.000 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng 17.500 đồng/kg; gạo Sóc thường 18.500 đồng/kg; gạo Sóc Thái giá 21.000 đồng/kg; gạo Nhật giá 22.000 đồng/kg.

Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam ghi nhận không có điều chỉnh so với ngày hôm qua. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), gạo 100% tấm ở mức 440 USD/tấn; gạo tiêu chuẩn 5% ở mức 538 USD/tấn; gạo 25% tấm giữ giá 510 USD/tấn.

 
Giá lúa gạo trong nước duy trì ổn định sau làn sóng ảnh hưởng từ Ấn Độ - Ảnh 1.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm nay đạt gần 4,4 tỷ USD, tăng hơn 23% so với cùng kỳ và gần tương đương với kim ngạch xuất khẩu của cả năm ngoái.

Lượng gạo xuất khẩu cũng vượt 7 triệu tấn, tăng gần 10% so với cùng kỳ. Mặc dù Ấn Độ đã cho phép xuất khẩu gạo trắng trở lại và chịu sức ép cạnh tranh từ Thái Lan nhưng gạo Việt Nam hiện nay đã có thị phần, giá trị, chất lượng tương đối ổn định trên thị trường thế giới nên không bị ảnh hưởng nhiều.

Bên cạnh đó, nhu cầu từ các thị trường chủ lực như Philippines, Indonesia, Malaysia vẫn giữ ở mức cao, tạo điều kiện cho gạo Việt Nam xuất khẩu.

Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam nhận định: Việc Ấn Độ quay lại thị trường sẽ gây áp lực giảm giá lên các loại gạo phổ thông như gạo 5% và 25% tấm của Việt Nam. Tuy nhiên, giá gạo Việt Nam khó có thể giảm về dưới 500 USD/tấn do nguồn cung nội địa không dồi dào.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Ấn Độ gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo việc này cũng sẽ không gây tác động nhiều lên giá lúa gạo xuất khẩu trong nước. Bởi giống lúa của Ấn Độ khác với Việt Nam. Gạo Ấn Độ chủ yếu là gạo phẩm cấp thấp và xuất khẩu sang thị trường châu Phi. Còn tại Việt Nam, phần lớn diện tích đã được nông dân chuyển sang trồng các giống lúa chất lượng cao.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, đến nay, cả nước gieo cấy 6,93 triệu ha, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước. Các địa phương đã thu hoạch 5,4 triệu ha, tăng 0,7%; năng suất bình quân 63 tạ/ha, tăng 0,5 tạ/ha. Sản lượng trên diện tích thu hoạch 34 triệu tấn, tăng 1,5%.

Hiện vụ lúa Hè Thu ở phía Nam đang bước vào giai đoạn cuối. Còn vụ lúa Thu Đông ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã gieo cấy 626 nghìn ha, tăng 2,9%. Tuy nhiên, vụ lúa này diện tích gieo cấy cũng không cao nên sản lượng lúa từ nay đến cuối năm cũng không quá dồi dào.

Trong khi đó, với các loại gạo chất lượng cao, các doanh nghiệp nhận định gạo Việt Nam vẫn giữ được vị thế cạnh tranh trên thị trường thế giới. Theo một số DN, giá gạo ST 25 sẽ khó giảm, thậm chí có thể tăng do khan hiếm nguồn cung. Mặc dù giá gạo thế giới có xu hướng giảm, nhưng nhờ nhu cầu cao từ các thị trường lớn và những loại gạo chất lượng cao như ST24, ST25 vẫn giữ được vị thế.

Ngay cả vụ Thu Đông, các địa phương đều khuyến cáo người nông dân trồng các giống lúa chất lượng cao, như RVT, ST21 và ST25 để tiêu dùng trong nước và chuẩn bị cho gạo Tết sắp tới. Phần còn lại bán vào các thị trường như Philippines, Trung Quốc, Trung Đông và EU.