Giá nông sản vẫn đang ở mức đỉnh, DN chăn nuôi nên dự trù sắn lát, gạo tấm
15:38 - 22/10/2024
Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã khiến cho nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đương đầu trước cuộc khủng hoảng lương thực nghiêm trọng. Giá các loại nông sản như ngô, lúa mì,… đều tăng mạnh và ở mức cao trong nhiều năm.
Hỗ trợ hội viên nông dân nguồn vốn phát triển kinh tế
Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Làm giàu với kỹ thuật trồng xen nhiều nông sản giá trị cao
Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn
Tạo nền tảng phát triển ngành chăn nuôi bền vững
Nguồn cung toàn cầu thắt chặt đẩy giá nông sản tăng mạnh
Kể từ trước khi bị ảnh hưởng từ các hoạt động chiến sự ở Ukraine, giá nông sản đã ở trong cơn “bão giá” do thời tiết bất lợi ở các khu vực sản xuất chính trên thế giới. Mô hình La Nina gây ra khô hạn ở Brazil xuất hiện trong hai năm liên tiếp đã khiến cho sản lượng ngô ở cường quốc nông nghiệp này bị sụt giảm nặng nề so với những gì mà thị trường kỳ vọng trong giai đoạn gieo trồng. Hiện tại, thời tiết vẫn đang là vấn đề đáng lo ngại đối với vụ ngô thứ 2, nguồn cung phục vụ chính cho hoạt động xuất khẩu.
Đầu tháng 3 này, tác động từ sự kiện chính trị được quan tâm nhất trên thế giới nổ ra ở Biển Đen đã cộng hưởng và khiến giá nông sản lại một lần nữa dậy sóng. Theo Sở giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV), giá hợp đồng kỳ hạn đối với ngô đóng cửa phiên 20/04 đạt 815 cents/giạ (gần 319 USD/tấn) và là mức cao nhất trong gần 1 thập kỷ qua. Giá lúa mì mặc dù đã bước qua giai đoạn biến động mạnh mẽ chưa từng có trong lịch sử và bình ổn hơn nhưng hiện tại, giá cũng đã tăng tới 40% so với đầu năm.
Nga và Ukraine được xem là vựa lúa mì lớn của thế giới, với khoảng 25% khối lượng xuất khẩu hàng năm trên thế giới. Xung đột xảy ra đã làm đóng băng hoạt động các tàu xuất khẩu ở Biển Đen, con đường xuất khẩu chính của Ukraine. Không những thế, diện tích gieo trồng năm nay dự báo cũng sẽ chỉ bằng 1 nửa so với năm ngoái. Trong khi đó, các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga cũng gây ra nhiều khó khăn tới việc mua hàng.
Trong bối cảnh nguồn cung ở Biển Đen đang gián đoạn, Ấn Độ lại nổi lên là thị trường thay thế giá rẻ. Quốc gia này đang hướng tới vụ lúa mì bội thu với sản lượng đạt kỷ lục trong năm thứ 6 liên tiếp nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi ở các khu vực gieo trồng chính.
Nếu điều kiện thời tiết tốt được duy trì trong suốt vụ thu hoạch (từ tháng 4 đến tháng 5), sản lượng ước tính trong niên vụ 2022/23 sẽ tăng từ mức 109,6 triệu tấn lên mức 110 triệu tấn, bất chấp diện tích gieo trồng thu hẹp xuống 0,2 triệu ha. Dự báo xuất khẩu cũng sẽ đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 10 triệu tấn. Sản lượng kỷ lục và tồn kho dồi dào sẽ giúp Ấn Độ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu lúa mì của các quốc gia trên thế giới sau khi chiến tranh xảy ra giữa Nga và Ukraine.
Bên cạnh Ấn Độ, nông dân Nam Mỹ cũng đang tìm cách đối đầu với cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. Thông thường, Brazil được biết đến với vai trò là nước xuất khẩu ngô và đậu tương lớn trên thế giới, trong khi vị trí của nước này trong cán cân cung cầu lúa mì có phần mờ nhạt hơn, đứng thứ 11 thế giới về xuất khẩu lúa mì.
Tuy nhiên, trong bối cảnh nguồn cung từ Biển Đen bị gián đoạn, triển vọng đối với mùa vụ mới của Mỹ và Canada không tích cực do phải trải qua giai đoạn khô hạn kéo dài, sự quan tâm đối với lúa mì tại các khu vực sản xuất khác, trong đó có Brazil cũng tăng theo tương ứng.
Trong báo cáo mới đây của Bộ nông nghiệp Mỹ chi nhánh Brazil, dự báo vụ lúa mì của quốc gia Nam Mỹ này trong niên vụ 22/23 sẽ có sản lượng ở mức 8,8 triệu tấn và xuất khẩu ở mức 3 triệu tấn, cả hai đều đạt kỷ lục và tăng lần lượt 14% và 7% so với năm ngoái.
DN chăn nuôi trong nước nên dự trù sắn lát, gạo tấm
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 3/2022, cả nước nhập khẩu 480.827 tấn lúa mì, tăng mạnh 94,3% so với tháng 2. Mặc dù không trực tiếp mua hàng từ Nga hay Ukraine mà nguồn cung lúa mì cho nước ta chủ yếu đến từ Australia, Brazil, nhưng việc giá lúa mì quốc tế tăng mạnh cũng ảnh hưởng không nhỏ tới ngành chăn nuôi.
Các loại nông sản thiết yếu như ngô, lúa mì, đậu tương là những mặt hàng mà nước ta phụ thuộc phần lớn vào thị trường quốc tế để làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi. Theo MXV, giá thức ăn chăn nuôi hiện nay đã tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Với những kì vọng tích cực về 2 nguồn cung thay thế, giá nguyên liệu nhập khẩu có thể sẽ khó tăng mạnh trong thời gian tới. Tuy nhiên, các nhà máy, doanh nghiệp chăn nuôi Việt Nam cũng nên dự trù rủi ro về yếu tố thời tiết bằng cách sử dụng các nguyên liệu khác có sẵn như sắn lát, gạo tấm,…
Trong nước hiện nhiều doanh nghiệp đã tăng giá thức ăn chăn nuôi từ ngày 1/4 bởi giá nguyên liệu ngày một tăng trong khi nguồn nguyên liệu trong nước vẫn chưa thể đáp ứng mà phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu.
Tháng 3/2022, ước tính giá các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó tăng mạnh nhất là nhóm ngũ cốc với mức tăng từ 23,1% đến 49,5% tùy loại.
Hiện giá chào hàng nguyên liệu nhập khẩu về Việt Nam giao hàng sau tháng 8 tăng đáng kể, cụ thể ngô khoảng 11.000 đồng/kg, cao hơn so với mức giá ghi nhận trong tháng 3/2022 là 10.200 đồng/kg; khô dầu đậu tương trên 17.000 đồng/kg, cao hơn mức giá ghi nhận trong tháng 3/2022 là 16.500 đồng/kg. Dự kiến giá nguyên liệu vẫn duy trì và tăng đến hết năm 2022.
Do giá nguyên liệu đầu vào tăng đẩy giá thức ăn chăn nuôi tăng theo. Hiện, giá thức ăn cho lợn thịt xuất chuồng 12.500 đồng/kg, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm ngoái; tương tự, giá thức ăn cho gà thịt lông màu 13.400 đồng/kg, tăng 24,5%; thức ăn cho gà thịt lông trắng 14.100 đồng/kg, tăng 29,8%...