Giá Robusta đạt mức cao nhất 4 tuần do xuất khẩu từ Việt Nam chậm lại

Giá Robusta đạt mức cao nhất 4 tuần do xuất khẩu từ Việt Nam chậm lại

18:02 - 20/08/2024

Giá cà phê trong nước hôm nay ở mức 117.600 – 118.400 đồng/kg. Giá cà phê trên hai sàn giao dịch thế giới tăng mạnh, với giá Robusta đạt mức cao nhất 4 tuần do xuất khẩu từ Việt Nam chậm lại...

Xuất khẩu rau quả lần đầu vượt mốc 6 tỷ USD
Đồng Nai chọn nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao là nhiệm vụ đột phá
Cây cà gai leo - 'vàng xanh' vùng đất cằn
Gia Lai trải ‘thảm đỏ’ cho các dự án đầu tư trồng rừng
Nhiều hoạt động hỗ trợ thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại ĐBSCL

Giá cà phê ngày 20/8: Xuất khẩu cà phê của Việt Nam từ nay đến cuối năm có thể giảm mạnh

Theo ghi nhận mới nhất, giá cà phê trên thị trường thế giới duy trì đà tăng.

 

Cụ thể, giá cà phê trực tuyến Robusta tại London giao tháng 9/2024 được ghi nhận tại mức 4.708 USD/tấn, tăng 0,92%. Giá Robusta kỳ hạn tháng 11/2024 trên sàn London tăng 0,7% lên mức 4.476 USD/tấn, sau khi thiết lập mức cao nhất 4 tuần ở 4.535 USD/tấn. 

Giá cà phê Arabica giao tháng 9/2024 tại New York ở mức 245,9 UScent/pound sau khi tăng 0,18%. Giá Arabica giao kỳ hạn tháng 12/2024 trên sàn New York chốt mức 244,35 US cent/lb, sau khi đạt mức cao nhất 5 tuần ở 248,2 US cent/lb.

Các địa phương giao dịch cà phê trong nước điều chỉnh tăng 100 đồng/kg. Chi tiết, giá giao dịch cà phê cao nhất được ghi nhận tại hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông là 118.400 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg.

Cùng mức tăng trên, tỉnh Gia Lai điều chỉnh giá thu mua lên mốc 118.000 đồng/kg. Tỉnh Lâm Đồng vẫn duy trì giao dịch ở mức thấp nhất là 117.600 đồng/kg.

 
Giá Robusta đạt mức cao nhất 4 tuần do xuất khẩu từ Việt Nam chậm lại - Ảnh 1.
Giá Robusta đạt mức cao nhất 4 tuần do xuất khẩu từ Việt Nam chậm lại - Ảnh 2.
Giá Robusta đạt mức cao nhất 4 tuần do xuất khẩu từ Việt Nam chậm lại - Ảnh 3.

Theo các đại lý, xuất khẩu cà phê từ Việt Nam - nước sản xuất Robusta lớn nhất tiếp tục giảm so với năm trước.

Trong bối cảnh sản lượng trong nước giảm, tồn kho ở mức thấp, Việt Nam phải đẩy mạnh nhập khẩu cà phê từ Brazil trong tháng 7 vừa qua. Theo Trung tâm Thống kê Ngoại thương Nhà nước Brazil (Comex Stat), tháng 7/2024, nhập khẩu cà phê nhân của Việt Nam từ Brazil đạt 6.762 tấn, tăng gấp đôi tháng trước và tăng 28 lần so với cùng kỳ, đưa Việt Nam trở thành nhà nhập khẩu cà phê lớn thứ 8 từ Brazil.

Tính chung 7 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập 17.428 tấn cà phê nhân từ Brazil, với trị giá hơn 59 triệu USD, tăng mạnh 5,4 lần về lượng và gần 5,3 lần về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Đây cũng là khối lượng cà phê lớn nhất mà Việt Nam nhập khẩu từ Brazil kể từ trước đến nay, cao hơn cả mức 12.609 tấn của cả giai đoạn 2021-2023 cộng lại.

Theo Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA), để phục vụ chế biến xuất khẩu, Việt Nam nhập khẩu cà phê nhân chủ yếu từ các nước có giá bán thấp hơn, hoặc những loại cà phê mà Việt Nam trồng được ít do khí hậu thổ nhưỡng như loại cà phê Arabica. Cà phê Arabica trong nước chỉ có một số vùng trồng được nên số lượng hạn chế, trong khi loại này có chất lượng cao nên phải nhập khẩu về tiêu thụ.

Xuất khẩu của Brazil – nơi cung cấp một phần nhu cầu cà phê Robusta toàn cầu cũng đang gặp khó khăn do gặp vấn đề về container.

Theo Cơ quan Phát triển cà phê Uganda, xuất khẩu cà phê của nước này đã tăng 27,2% so với cùng kỳ tháng 7/2024, nhờ vụ thu hoạch bội thu từ một trong những khu vực sản xuất cà phê của đất nước.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 7, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 76.982 tấn, trị giá 381,2 triệu USD, giảm 29,3% về lượng nhưng tăng 23,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, giá cà phê xuất khẩu bình quân trong tháng vừa qua đạt kỷ lục 4.951 USD/tấn, tăng 7,8% so với tháng trước và tăng tới 75,1% (tương đương 2.123 USD/tấn) so với cùng kỳ năm 2023.

Kết thúc 10 tháng đầu niên vụ 2023-2024 (tính từ tháng 10 năm ngoái đến tháng 7 năm nay), xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt hơn 1,3 triệu tấn, tương đương 90% sản lượng của niên vụ hiện tại và giảm 12,4% so với cùng kỳ niên vụ trước.