Giá tiêu hôm nay 1/6: Tăng 500 đồng/kg; cao su kỳ hạn giảm nhẹ dưới 0,5%

Giá tiêu hôm nay 1/6: Tăng 500 đồng/kg; cao su kỳ hạn giảm nhẹ dưới 0,5%

08:54 - 01/06/2022

Giá tiêu hôm nay (1/6) tăng trở lại với mức điều chỉnh là 500 đồng/kg so với hôm qua. Mức giá cao nhất ở thời điểm hiện tại là 73.500 đồng/kg. Trong phiên sáng nay, giá cao su kỳ hạn đồng loạt giảm nhẹ dưới 0,5%.

Cập nhật giá tiêu

Theo khảo sát, giá tiêu hôm nay quay đầu tăng 500 đồng/kg sau khi đã đi ngang vào hôm qua.

Sau biến động, mức giá thấp nhất là 70.500 đồng/kg cùng có mặt tại hai tỉnh Gia Lai và Đồng Nai.

Kế đến, hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông đang giao dịch với chung mức 72.000 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu cũng tăng lên mức tương ứng là 72.500 đồng/kg và 73.500 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

72.000

+500

Gia Lai

70.500

+500

Đắk Nông

72.000

+500

Bà Rịa - Vũng Tàu

73.500

+500

Bình Phước

72.500

+500

Đồng Nai

70.500

+500

Trong quý I/2022, Mỹ tăng nhập khẩu hạt tiêu từ các nguồn cung lớn gồm: Việt Nam, Trung Quốc, nhưng giảm từ Ấn Độ, Brazil và Trung Quốc.

Theo số liệu thống kê của Ủy ban Quốc tế Mỹ, nhập khẩu hạt tiêu của Mỹ từ Việt Nam trong quý I/2022 đạt 14,38 nghìn tấn, trị giá 69,53 triệu USD, tăng 16,3% về lượng và tăng 81,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ tăng từ 65,44% trong quý I/2021 lên 72,38% trong quý I/2022.

Ngược lại, Mỹ giảm nhập khẩu hạt tiêu từ Ấn Độ, giảm 1,4% về lượng, nhưng tăng 18,9% về trị giá so với quý I/2021, đạt 1,73 nghìn tấn, trị giá 8,47 triệu USD trong quý I/2022.

Thị phần hạt tiêu của Ấn Độ trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ giảm từ 9,32% trong quý I/2021 xuống 8,74% trong quý I/2022, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Ảnh: Thảo Vy

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 6/2022 ghi nhận mức 250,9 yen/kg, giảm 0,04% (tương đương 0,1 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h20 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 6/2022 được điều chỉnh xuống mức 12.890 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,46% (tương đương 60 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Hậu quả của đại dịch đang diễn ra, cùng với cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, đã tác động đến các nhà sản xuất lốp xe của Ấn Độ, khi giá nguyên liệu thô cao tiếp tục ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ, theo Financial Express.

Trong quý IV của năm tài chính trước (kết thúc vào ngày 31/3), hầu hết các công ty săm lốp hàng đầu đều ghi nhận thu nhập ròng và tỷ suất lợi nhuận thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, so với quý III, tỷ suất lợi nhuận ròng cải thiện nhẹ khi sản lượng tăng.

Giá cao su tự nhiên của Ấn Độ tăng khoảng 20% ​​so với cùng kỳ năm trước trong năm tài chính 2022 và giá của các nguyên liệu đầu vào thô như carbon đen và dây lốp nylon tăng 40 - 50%. Các nguyên liệu này chiếm khoảng 70% nguyên liệu thô được sử dụng trong sản xuất lốp xe.

Ông Samir Gupta, Giám đốc Điều hành của Continental Tires tại Ấn Độ và khu vực Trung Á, cho biết: “Từ ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu thô đến ảnh hưởng đến nhân lực, các nhà sản xuất săm lốp đã phải trải qua một thời gian cực kỳ chật vật để phục hồi sau đại dịch”.

“Việc thiếu hụt nguyên liệu thô, muội than và cao su tự nhiên, đã ảnh hưởng đến sự cân bằng trong chuỗi cung cầu và làm tăng giá nguyên liệu, từ đó kéo giá thành sản phẩm đi lên. Điều này cuối cùng đã dẫn đến doanh số bán hàng thấp hơn và lợi nhuận ít hơn trên thị trường”.

 

Nguồn: Internet