Giá tiêu lại đồng loạt giảm, 4 tỉnh có giá hạt tiêu thấp nhất
17:14 - 25/04/2024
Giá tiêu hôm nay ngày 25/4/2024, tại các vùng trồng trọng điểm trong nước giá tiêu giảm 1.000 - 1.500 đồng/kg xuống còn 96.500 – 97.000 đồng/kg, riêng Đồng Nai giá tiêu ổn định ở mức thấp. Nhu cầu nhập khẩu hạn chế của Trung Quốc đã tác động đến đà tăng của giá tiêu.
Giá tiêu bước vào chu kỳ tăng, giá tiêu ở Đắk Nông, Đắk Lắk 'nóng' lên từng ngày
Xuất khẩu thủy sản đang tiến tới đích 10 tỷ USD
Huyện biên giới ở Lai Châu gặt “trái ngọt” nhờ xây dựng nông thôn mới
Giá cà phê tăng phiên thứ tư liên tiếp, xác lập kỷ lục mới tại Đắk Nông
Giá tiêu hôm nay ở trong nước (25/4)
Khảo sát, giá tiêu hôm nay biến động đi xuống tại một số khu vực trồng trọng điểm so với mức giá hôm qua, ở quanh mức 96.500 – 97.000 đồng/kg.
Cụ thể: Tại tỉnh Đắk Nông, Đăk Lắk giá tiêu giữ ở mức 96.500 đồng/kg.
Tại Gia Lai và Đồng Nai, mức giá tiêu là 96.500 đồng/kg.
Tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay đều ở mức 97.000 đồng/kg.
Như vậy, giá tiêu hôm nay giảm đồng loạt sau vài ngày tăng khá mạnh liên tiếp tại thị trường trong nước, hiện có mức giá thấp nhất là 96.500 đồng/kg.
Giá tiêu trực tuyến hôm nay (25/4)
Trên thị trường thế giới, giá tiêu đen Lampung và giá tiêu trắng biến động nhẹ.
Giá tiêu đen Lampung tại Indonesia ở mức 4.569 USD/tấn, giảm nhẹ.
Giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 4.450 USD/tấn, không đổi.
Giá tiêu đen Kuching tại Malaysia ASTA ổn định ở mức 4.900 USD/tấn.
Giá tiêu trắng Muntok tiếp tục loanh quanh ở mức 6.069 USD/tấn, giảm nhẹ.
Giá tiêu trắng Malaysia ASTA ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi.
Tính đến đầu tháng 4, người mua Trung Quốc vẫn vắng bóng tại thị trường Việt Nam. Xuất khẩu tiêu của Việt Nam trong quý I đã giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự sụt giảm này phần lớn là do xuất khẩu hạt tiêu đen nguyên hạt sang Trung Quốc giảm. Ngược lại, khối lượng xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu lại có sự tăng trưởng đáng kể.
Trung Quốc đã mua với số lượng tiêu khá lớn trong năm 2023 nhưng lượng hàng tồn kho sẽ cạn kiệt vào một thời điểm nào đó. Khi đó, thị trường có thể phản ứng mạnh mẽ do nguồn cung toàn cầu thắt chặt.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo giá tiêu thế giới vẫn duy trì ở mức cao nhờ nhu cầu từ các thị trường tăng và yếu tố thời tiết không thuận lợi tại các tỉnh Tây Nguyên của Việt Nam. Dù vậy, mức tăng sẽ không mạnh do nhu cầu tại Trung Quốc chưa cao như kỳ vọng.
Trong quý I, xuất khẩu tiêu sang Trung Quốc – thị trường tiêu thụ tiêu lớn nhất của Việt Nam vào năm ngoái đã giảm đến 95,8%, chỉ đạt 1.083 tấn so với 25.919 tấn của cùng kỳ.
Con số này thậm chí thấp hơn cả mức 2.138 tấn đạt được vào quý I/2022, thời điểm Trung Quốc đóng cửa vì đại dịch COVID-19.
Do đó, Trung Quốc đã rơi xuống vị trí thứ 14 về thị trường xuất khẩu tiêu của Việt Nam trong quý I, chiếm 1,9% thị phần so với mức 33,8% của cùng kỳ. Điều này trái ngược với nhiều dự báo trước đó cho rằng nhu cầu của Trung Quốc sẽ tăng sau Tết Nguyên đán và đẩy giá tiêu cao hơn.