Giá tiêu lại quay đầu đi lên, hai tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk có giá tiêu cao nhất

Giá tiêu lại quay đầu đi lên, hai tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk có giá tiêu cao nhất

15:55 - 14/08/2024

Giá tiêu hôm nay 13/8/2024 tại thị trường trong nước lại nhích lên sau 1 ngày giảm mạnh đột ngột, mức tăng nhẹ ở tất cả các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 137.500 – 138.500 đồng/kg.

Xuất khẩu rau quả lần đầu vượt mốc 6 tỷ USD
Đồng Nai chọn nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao là nhiệm vụ đột phá
Cây cà gai leo - 'vàng xanh' vùng đất cằn
Gia Lai trải ‘thảm đỏ’ cho các dự án đầu tư trồng rừng
Nhiều hoạt động hỗ trợ thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại ĐBSCL

Giá tiêu hôm nay ở trong nước (13/8)

Thị trường tiêu trong nước hôm nay: Giá hạt tiêu trong nước hôm nay giao dịch ở 137.500 – 138.500 đồng/kg. Giá tiêu tăng 500 - 1.000 đồng/kg ở tất cả các tỉnh trọng điểm trồng tiêu.

 

Giá tiêu cao nhất thu mua ở các vùng trọng điểm hồ tiêu (Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước) được ghi nhận ở mức 138.500 đồng/kg.

Cụ thể: Tại tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk giá tiêu ở mức 138.500 đồng/kg.

Tại Gia Lai và Đồng Nai, mức giá tiêu là 138.000 đồng/kg.

Tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 137.500 - 138.000 đồng/kg.

Như vậy, giá tiêu hôm nay giảm tại thị trường trong nước, hiện có mức giá thấp nhất là 137.500 đồng/kg.

 
Giá tiêu lại quay đầu đi lên, hai tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk có giá tiêu cao nhất - Ảnh 1.
Giá tiêu lại quay đầu đi lên, hai tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk có giá tiêu cao nhất - Ảnh 2.

Giá tiêu trực tuyến hôm nay (13/8)

Cập nhật giá tiêu thế giới từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), thời điểm này, giá tiêu đen Inndonesia giảm nhẹ so với ngày hôm qua; giá tiêu Brazil đi ngang, trong khi đó, tiêu Malaysia giữ mức cao. Giá tiêu Việt Nam niêm yết hôm nay không đổi.

Giá tiêu đen Lampung tại Indonesia ở mức 7.298 USD/tấn.

Giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 6.100 USD/tấn.

Giá tiêu đen Kuching tại Malaysia ASTA ổn định ở mức 8.500 USD/tấn.

Giá tiêu trắng Muntok Indonesia loanh quanh ở mức 8.592 USD/tấn.

Giá tiêu trắng Malaysia ASTA ở mức 10.400 USD/tấn.

Giá tiêu các loại của Việt Nam hôm nay không đổi. Trong đó, giá tiêu đen của Việt Nam loại 500 gr/l đạt 5.800 USD/tấn; loại 550 gr/l đạt 6.200 gr/l. Tương tự, giá tiêu trắng đạt 8.500 USD/tấn.

Giá tiêu lại quay đầu đi lên, hai tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk có giá tiêu cao nhất - Ảnh 3.
Giá tiêu lại quay đầu đi lên, hai tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk có giá tiêu cao nhất - Ảnh 4.

Giá tiêu đã đạt đỉnh 8 năm hồi tháng 6/2024 ở mức 180.000 đồng/kg và đến thời điểm hiện tại giá lui về dưới mốc 140.000 đồng/kg. Thu hoạch vụ mới dự kiến sau Tết Nguyên đán (tháng 2/2025), lượng tồn kho của Việt Nam còn khoảng 30% tương đương với 50.000 – 55.000 tấn.

Hiệp hội Hạt tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA) cho biết, các nhà phân tích dự kiến tình trạng tắc nghẽn tại các cảng biển có thể kéo dài đến tháng 8 năm nay. Từ đầu năm đến nay, giá cước đã tăng gấp 5 lần. Nhiều doanh nghiệp cảng dự báo thời gian tới, cùng với nguy cơ thiếu container rỗng, giá cước vận tải biển có thể tăng chạm ngưỡng thời điểm dịch Covid-19. Chi phí vận chuyển tăng sẽ làm tăng giá bán và nếu giá đến tay người tiêu dùng quá cao có thể khiến cho nhu cầu tiêu thụ sản phẩm này giảm.

VPSA cho biết có thể do tăng mạnh lượng mua vào năm ngoái, hàng đầy kho nên sang năm nay nhu cầu tại thị trường Trung Quốc giảm, thêm vào đó kinh tế tại Trung Quốc hiện còn khó khăn. Trung Quốc đã từ vị trí số 1 rơi xuống vị trí thứ 5 trong danh sách các nước xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam với khối lượng đạt 7.451 tấn, trị giá 20 triệu USD, giảm mạnh 85,2% về lượng và 81,7% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Thị phần của Trung Quốc cũng thu hẹp xuống còn 5,2% so với mức 33% của cùng kỳ năm trước.

Thị trường hồ tiêu trong nước và thế giới đã chứng kiến sự biến động chưa từng có trong trong quý II năm nay. Một số chuyên gia nhận định dấu hiệu thiếu hụt nguồn cung so với nhu cầu sẽ được thị trường tiếp tục ghi nhận và phản ánh trong thời gian tới cho đến khi giáp hạt.

Sản lượng giảm từ Brazil và Việt Nam, hai quốc gia sản xuất hồ tiêu hàng đầu thế giới đã đẩy giá tiêu quốc tế liên tục tăng cao trong những tháng đầu năm nay. Đặc biệt, thị trường đã chứng kiến sự biến động chưa từng có trong trong quý II năm nay.

Theo đó, giá tiêu đen xuất khẩu của Indonesia và Brazil đã tăng lần lượt là 93,1% và 2,3 lần chỉ trong thời gian ngắn từ đầu quý II đến giữa tháng 6, còn Việt Nam cũng ghi nhận mức tăng 70 – 83% trong thời gian kể trên.

Những tuần sau đó thị trường điều chỉnh giảm và có phần ổn định trở lại nhưng vẫn dao động ở mức cao nhất trong khoảng 8 năm trở lại đây.

Ở trong nước, giá tiêu cũng chứng kiến mức tăng kỷ lục từ 92.000 - 94.000 đồng/kg từ đầu tháng 4 lên mức đỉnh 180.000 đồng/kg vào ngày 11/6, tương ứng tăng 90% chỉ trong hơn hai tháng và là mức cao nhất trong 8 năm qua. Sau đó giá tiêu điều chỉnh giảm lại về ngưỡng 153.000 – 157.000 đồng/kg vào cuối tháng 6.

Như vậy, tính đến cuối quý II, giá tiêu trong nước đã tăng khoảng 93% so với đầu năm và gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Một số chuyên gia nhận định dấu hiệu thiếu hụt nguồn cung so với nhu cầu sẽ được thị trường tiếp tục ghi nhận và phản ánh trong thời gian tới cho đến khi giáp hạt.

Khi so sánh với cà phê, lợi nhuận từ tiêu vẫn thấp hơn bởi việc canh tác cà phê dễ hơn. Còn cây tiêu là thân leo, cực kỳ dễ bị tổn thương. Năng suất trên một đầu cây của cà phê cũng cao hơn nhiều so với tiêu.

Ngoài ra, người dân vừa trải qua cuộc khủng hoảng giá tiêu kéo dài nhiều năm, có lúc giá xuống hơn 30.000 đồng/kg nên họ không có đủ tự tin để trồng lại vào thời điểm này.

Do đó, tồn kho trong 3 – 5 năm tới sẽ tiếp tục giảm. Trong dài hạn giá tiêu khó lòng giảm hơn nữa.