Giải pháp nuôi kiến vàng để thay thế thuốc trừ sâu – Mô hình làm giàu cho mọi người

Giải pháp nuôi kiến vàng để thay thế thuốc trừ sâu – Mô hình làm giàu cho mọi người

20:25 - 22/05/2022

Giá cà phê ngày 9/4: Trong nước lập đỉnh mới, chạm mốc 105.000 đồng/kg, toàn cầu ráo riết săn mua cà phê
Kỹ thuật trồng cây thanh long ruột đỏ cho năng suất cao
Tự trồng hành lá ngay tại nhà vô cùng đơn giản
Trồng ớt đơn giản từ hạt giống
Hướng dẫn tự trồng sen Nhật mini đơn giản

Kiên trì làm giàu

Năm 2007, ông Đoàn Văn Le, ấp Lộc Hòa, xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom (Đồng Nai) được một giảng viên đại học gợi ý nuôi kiến để nó trừ bọ xít muỗi, rệp, nấm. Mới đầu ông cũng bán tín bán nghi, nhưng cũng làm theo thử. Vì ông nghĩ, mỗi năm mình cũng tốn bao nhiêu tiền để phun xịt thuốc trừ sâu.

“Nếu loài kiến làm được nhiệm vụ này thì mình đỡ lo quá, vừa giảm được chi phí vừa sản xuất không độc hại” – ông Le cho hay.

Ông Le đi đến những cây tràm giáp vườn có nhiều kiến vàng, rồi thòng dây dẫn dụ chúng về bằng cách treo mồi là nội tạng của gà, lợn. Trong quá trình chờ bầy kiến phát triển, ông không sử dụng bất cứ loại thuốc trừ sâu nữa nên vườn ca cao bị sâu hại tàn phá, thất thu.

Slave-maker Ant (Formica sanguinea) carrying Negro Ant (Formica fusca) slave, England

Qua quá trình quan sát, ông Le nhận ra rằng lũ kiến cũng rất kén chọn đường đi. Ban đầu, ông dùng dây điện bọc nhựa để giăng đường dẫn dụ kiến về. Nhưng ngặt nỗi, dây mới nên mùi nhựa tỏa ra làm lũ kiến ngại, không dám bò. Ông bèn tìm mua dây điện thoại đã qua sử dụng về thay. Loại dây này vốn đã dầm mưa dãi nắng nên thân thiện hơn với lũ kiến. Thức ăn cho loài kiến chủ yếu là côn trùng tự nhiên, rệp sáp. Ông cũng thử nghiệm tìm các loại thức ăn phù hợp cho nó như nội tạng động vật, cá tươi, xác chuột cho tới… ruột vịt gà. Qua thời gian thử nghiệm, ông đúc kết: “Kiến vàng thích nhất là ruột gà, ruột vịt, với điều kiện phải tuốt hết mỡ đi, để nguyên mỡ là nó không ăn”.

Và thành quả

Mất khoảng 3 năm chấp nhận thiệt hại về năng suất cây trồng do không sử dụng thuốc trừ sâu, đến khi đàn kiến phát triển đều khắp vườn cây do có môi trường sống thích hợp thì cũng là thời điểm từ đó đến nay vườn cây của ông Mười Le được đàn kiến bảo vệ. Có hàng triệu con kiến tỏa ra khắp nơi tìm bắt sâu bọ. Với khoảng 2.000 tổ kiến vàng khắp vườn cây từ ca cao tới chôm chôm…Nhờ vào lũ kiến, mỗi năm ông Mười Le tiết kiệm gần 50 triệu đồng tiền phun thuốc bảo vệ thực vật, thu hoạch khoảng 50 tấn quả các loại, thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng.

Con kiến rất nhạy cảm với mùi, nên tôi không sử dụng bất cứ loại thuốc phun xịt nào. Nó còn bò đi hút mật giúp thụ phấn tự nhiên nên cây trồng đạt năng suất cao hơn

– ông Le chia sẻ.  

Nguồn: Internet