Hà Nội có 124 cơ sở được cấp mã số vùng trồng với 794 ha

Hà Nội có 124 cơ sở được cấp mã số vùng trồng với 794 ha

21:00 - 08/05/2024

Mã số vùng trồng được cho là phương pháp quản lý tận gốc chất lượng nông sản, tuy nhiên câu chuyện thực hiện và giám sát nó hiện vẫn còn nhiều khó khăn.

Trại lợn đầu độc kênh mương
Kiên Giang phát triển 7.000ha trồng trọt hữu cơ
Loại rau chứa gần 20 loại axit amin xào nấu đơn giản có ngay món an siêu bổ dưỡng
Học hỏi nông nghiệp tiết kiệm nước từ văn hóa của Israel
Giá lợn hơi lên 65.000 đồng/kg, lãi 1 triệu đồng/con, công ty Dabaco, BaF có lợi nhuận lớn
Cấp mã số vùng trồng là quản lý chất lượng nông sản tận gốc. Ảnh: Vân Đình.

Cấp mã số vùng trồng là quản lý chất lượng nông sản tận gốc. Ảnh: Vân Đình.

Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và BVTV Hà Nội năm 2023 trên địa bàn có 124 cơ sở được cấp mã số vùng trồng với 794 ha, trong đó cây trồng có diện tích nhiều lần lượt là lúa, rau, cây ăn quả, cây dược liệu và cuối cùng là hoa cây cảnh. Thành phố đã kiểm tra, giám sát 43 cơ sở được cấp mã số vùng trồng giành cho thị trường nội địa, kết quả 38 cơ sở đạt, 5 cơ sở chưa đạt vì mắc lỗi không ghi chép đầy đủ nhật ký sản xuất.

Thực tế cho thấy cũng như nhiều tỉnh thành khác ở phía Bắc khi bắt tay vào xây dựng mã số vùng trồng và kiểm tra, giám sát, Hà Nội thường gặp những khó khăn, vướng mắc sau: Tình trạng sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, chủ yếu ở quy mô nông hộ khiến việc tạo chuỗi liên kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm để sơ chế, chế biến còn lỏng lẻo; Chế tài xử lý vi phạm chưa đầy đủ; Các HTX và nông dân còn chưa mặn mà với việc tham gia vào cấp mã số vùng trồng vì chưa nhìn thấy được tầm quan trọng của nó. Nếu có thì mới chỉ quan tâm đến cấp mới mà chưa chú trọng đến việc duy trì ra sao, giám sát chéo thế nào để đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.

 

Để khắc phục được tình trạng này, Hà Nội cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về mã số vùng trồng đối với các nông sản chủ lực cho nông dân, doanh nghiệp và HTX.

Thứ nữa, cần hướng dẫn cụ thể việc cấp mã số cho vùng trồng cây chủ lực như thế nào; tập huấn việc quản lý mã số vùng trồng cho đội ngũ cán bộ nông nghiệp và các tổ chức, cá nhân ra sao. Ngoài ra cần có sự vào cuộc của chính quyền địa phương trong việc cấp, quản lý, kiểm tra và giám sát mã số vùng trồng.