Hàng nông sản bán qua kênh thương mại điện tử toàn cầu hút người mua

Hàng nông sản bán qua kênh thương mại điện tử toàn cầu hút người mua

13:33 - 14/05/2022

Nhu cầu tìm kiếm nông phẩm trên sàn thương mại điện tử (TMĐT) toàn cầu Alibaba.com tăng mạnh trong năm qua, khi lưu lượng người mua đối với các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng hàng năm ở mức 50%.

Nông dân Hải Dương lãi cao nhất tới 220 triệu đồng/ha dưa chuột gai
Robot diệt cỏ, giảm ốc bươu vàng, giảm khí metan nhưng không giảm năng suất lúa
Giá hạt tiêu tăng 4 phiên liên tiếp, chạm mốc 97.000 đồng/kg
Loại quả "hoàn hảo nhất thế giới" không ngờ lại rẻ và nấu được nhiều món ngon
Loại rau chứa gần 20 loại axit amin xào nấu đơn giản có ngay món siêu bổ dưỡng

Đây là thông tin được ông Roger Lou – Giám đốc quốc gia Alibaba.com Việt Nam, chia sẻ tại hội thảo chuyên đề về thị trường trường nông sản và thực phẩm, đồ uống “Hương vị Việt Nam thăng hoa thế giới” ngày 13-5.

Theo nghiên cứu dữ liệu riêng của Alibaba.com, từ tháng 1-2021 đến tháng 1-2022, chỉ số “Cơ hội Kinh doanh” ngành hàng nông nghiệp và thực phẩm (do đơn vị này tính toán) tăng 14% so với cùng kỳ năm trước, trong khi tốc độ tăng nhu cầu của các nhóm hàng này lớn gấp ba lần tốc độ tăng nguồn cung.

“Những thông tin trên cho thấy các nhà cung cấp Việt Nam trong ngành nông nghiệp và thực phẩm có cơ hội rõ ràng để kết nối với các khách hàng quốc tế và xuất khẩu sang các thị trường mới”, ông Lou cho biết.

Tại hội thảo, ông Vũ Thế Tùng, Giám đốc Phát triển thị trường, Alibaba.com Việt Nam, cho biết thống kê của sàn cho thấy nhu cầu cao hơn nguồn cung cấp khi bình quân mỗi nhà cung cấp tiếp xúc khoảng 15 người mua tiềm năng mỗi ngày. Tính ra mỗi tháng có khoảng hơn 450 người mua tiềm năng và điều quan trọng là tiếp theo là khả năng “chốt đơn” của người bán, ông Tùng cho hay.

Chia sẻ bên lề sự kiện, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, cho biết có khoảng 2.000 doanh nghiệp Việt Nam tham gia trên sàn Alibaba.com, trong đó có khoảng 40% liên quan đến nông sản.

TMĐT cũng là kênh quan trọng đối với nông sản, và cũng là một trong 8 lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số, làm sao để giúp nông dân trở thành thương nhân, nâng cao giá trị và giảm thiểu chi phí. Do đó, sự thay đổi nhận thức của các bên liên quan từ cơ quan quản lý đến nông dân, nhà cung cấp sẽ giúp tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Thông qua kênh TMĐT, việc cung cấp lượng khách hàng hàng trong phạm vi toàn thế giới là khả thi, trong khi Trung Quốc là thị trường lớn và đòi hỏi tính chính ngạch ngày càng cao, nên TMĐT là một kênh quan trọng.

“TMĐT là xu hướng bắt buộc và hiệu quả trong kinh doanh nông sản. Trong dài hạn, cần có sự tham gia của các tổ chức tài chính, bảo hiểm, đồng hành với nông sản không chỉ tiêu thụ nội địa mà còn xuất khẩu qua kênh TMĐT”, ông Toản nói.

Phía Alibaba.com và đại diện nhà quản lý cũng cho biết sau hội thảo sẽ tiếp tục có những hoạt động đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp, hợp tác xã để quảng bá hình ảnh và thương hiệu của các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam thông qua nhiều phương thức cả trực tiếp và trực tuyến, nhằm tiếp tục thúc đẩy đưa hàng nông sản Việt Nam ra thị trường thế giới.

 

Nguồn: Internet