Héo rũ cây con ở cà phê, phòng trừ cách nào?

Héo rũ cây con ở cà phê, phòng trừ cách nào?

22:03 - 13/09/2023

Héo rũ cây con ở cà phê, phòng trừ cách nào? 

Lịch lấy nước đợt 1 vụ đông xuân vùng Trung du và Đồng bằng Bắc bộ
Xây dựng ngành nông nghiệp thủ đô đa lĩnh vực, giá trị cao
Xã Long Đức chuyển mình từ chương trình nông thôn mới
Cây mì Bình Định được mùa nhưng bị mất giá
Giống lúa lai 3 dòng Syn18 năng suất cao, gạo ngon

Bệnh héo rũ là loại bệnh thường gặp trên cây cà phê, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cũng như công sức và kinh tế của bà con. 

Triệu chứng héo rũ cây con ở cà phê

Khi trời nắng, các lá non ở phần ngọn cây bị héo rũ xuống, nhưng ban đêm cây trở lại bình thường.

Bệnh do vi khuẩn có tên khoa học là Pseudomonas solanacearum Smith gây ra. Chúng di chuyển và tấn công vào mạch dẫn của cây làm hư bó mạch, khiến cho cây không thể vận chuyển nước và dinh dưỡng, dẫn đến hiện tượng héo và chết.

Bệnh phát triển nhanh trên nền đất ẩm ướt, đặc biệt là những rãnh nước ngập hoặc thoát nước kém.

Bệnh héo rũ cây con cà phê có thể được điều trị dứt điểm nếu được phát hiện kịp thời và áp dụng những phương pháp trừ bệnh đúng đắn, hợp lí, chẳng hạn như sử dụng thuốc BVTV. 

5 loại thuốc trị héo rũ cây con ở cà phê được ưa chuộng trên thị trường hiện nay.

1. Thuốc trừ héo rũ cây con cà phê – Aliette 800WG

Aliette 800WG là thuốc trừ nấm héo rũ ở cây con cà phê hiệu quả. Thuốc có chứa hoạt chất Fosetyl-aluminium có tính lưu dẫn 2 chiều.

Sau khi phun, thuốc sẽ đi theo 2 chiều xuống rễ và lên ngọn và thấm nhanh đồng đều trên toàn bộ cây giúp tăng hiệu quả phòng trừ bệnh.

Cách dùng:

Thuốc được xử lý thuốc từ 2-3 lần cách nhau 7-14 ngày khi bệnh bắt đầu xuất hiện

Liều lượng: 0.25%

2. Thuốc trừ héo rũ ở cây con cà phê – Bisomin 2SL

Bisomin 2SL là thuốc trừ héo rũ thuộc nhóm thuốc trừ sâu sinh học với cơ chế tác động nội hấp, diệt trừ vi khuẩn hay nấm gây bệnh cho cây.

Thành phần hoạt chất Kasugamycin trong thuốc là một loại kháng sinh gốc thực vật được chiết xuất từ sự lên men của nấm Streptomyces kusagaensis còn có tác dụng bảo vệ cho cây trồng được phát triển thuận lợi nhất.

Bisomin 2SL rất an toàn với chim, cá, ong, thủy sinh.

Cách dùng

Liều lượng: 2.0 lít/ha

 

Lượng nước phun 400 – 600 lít/ha

Phun ngay khi bệnh mới xuất hiện

3. Phòng trừ héo rũ ở cây con cà phê với Diboxylin 8SL

Diboxylin 8SL chứa hoạt chất Ningnanmycin – là một chất kháng sinh do nấm Streptomyces noursei var. xichangensis lên men tạo thành.

Hoạt chất này có tác dụng kìm hãm quá trình sinh trưởng của nấm và vi khuẩn, ngăn cản sự hình thành của vách tế bào nấm, bào tử; từ đó ngăn chặn bệnh hại lây lan và phát triển mạnh trên cây cà phê.

Cách dùng

Liều lượng: 0.5 lít/ha

Phun thuốc khi bệnh mới xuất hiện

4. Đặc trị héo rũ cây con cà phê với Strepgold 70WP

Streptomycin sulfate 70g/kg có chứa trong Strepgold 70WP là kháng sinh nhóm aminoglycosid có tác dụng diệt khuẩn, bằng cách ngăn cản quá trình tổng hợp bình thường protein của vi khuẩn, từ đó tiêu diệt chúng một cách nhanh chóng.

Chính nhờ thành phần đặc hiệu này mà thuốc đặc biệt hiệu quả đặc trị bệnh do vi khuẩn và nấm gây bệnh, bao gồm cả bệnh héo rũ cây con cà phê.

Cách dùng

Liều lượng: 1.2 kg/ha

Lượng nước 400-500 lít /ha

Phun khi tỷ lệ bệnh 5-10%

5. Biobac 50WP phòng trừ héo rũ cây con cà phê hiệu quả

Biobac 50WP được biết đến là loại thuốc diệt trừ tốt các bệnh do nấm và vi khuẩn gây ra cho cây trồng, ngoài ra còn giúp cây trồng tăng sức đề kháng chống lại bệnh gây hại.

Thuốc được các chuyên gia nông nghiệp đánh giá cao về mức độ an toàn, hiệu quả cao trong điều trị héo rũ cây con ở cà phê.

Cách dùng

Phun lần đầu khi cây ra trái, sau đó cách 7 ngày phun thuốc một lần, liên tục phun 4 lần.

Phòng trừ héo rũ cây con cà phê đạt kết quả tốt nhất

Thường xuyên thăm vườn để phát hiện và có biện pháp xử lý cây bệnh kịp thời.

Nhổ và tiêu huỷ các cây bị bệnh nặng để tránh lây lan.

Vệ sinh tàn dư cây vụ trước, khi bệnh nặng thì nên luân canh với cây trồng khác.

Lên luống cao để đất và vườn được thông thoáng. Không làm đất quá nhỏ, không nén chặt đất khi trồng cây, vì đất dễ bị bí và yếm khí sau khi trồng.

Hạn chế dùng chung dụng cụ làm vườn để tránh bệnh lây lan. Khi sử dụng dụng cụ cũng cần nhẹ nhàng, tránh gây ra các vết thương cho cây.