Khánh thành trang trại chăn nuôi lợn thông minh 3 triệu USD Hàn Quốc tài trợ

Khánh thành trang trại chăn nuôi lợn thông minh 3 triệu USD Hàn Quốc tài trợ

12:01 - 07/09/2024

NINH BÌNH Sáng 6/9, Bộ NN-PTNT phối hợp Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc tổ chức Lễ khánh thành Trang trại chăn nuôi lợn thông minh tại Tam Điệp, Ninh Bình.

Dự án nuôi trâu, bò sinh sản giúp hộ nghèo, cận nghèo chuyển đổi giống vật nuôi có giá trị kinh tế cao
Hỗ trợ hội viên nông dân nguồn vốn phát triển kinh tế
Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Làm giàu với kỹ thuật trồng xen nhiều nông sản giá trị cao
Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn
Tạo nền tảng phát triển ngành chăn nuôi bền vững

Theo ông Nguyễn Quốc Toản, những bài học từ dự án trang trại chăn nuôi lợn thông minh sẽ là kinh nghiệm quý báu để triển khai hiệu quả các dự án tiếp theo. Ảnh: Trung Quân.

Đây là hoạt động nằm trong Dự án “Thiết lập trang trại thông minh và nâng cao chuỗi giá trị chăn nuôi lợn tại tỉnh Ninh Bình” do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ không hoàn lại với mức kinh phí hơn 3 triệu USD.

Dự án được triển khai trong thời gian từ 2022 - 2025 tại Trạm Nghiên cứu và Phát triển giống lợn hạt nhân Tam Điệp, thôn Khe Gồi, xã Quang Sơn, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình do Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp Bộ NN-PTNT làm chủ dự án phía Việt Nam.

Mục tiêu của dự án là cung cấp thực phẩm chất lượng cao và an toàn cho người tiêu dùng, tăng năng suất, thu nhập cho nông dân thông qua ứng dụng mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh theo chuỗi giá trị nông sản.

Dự án gồm 5 hợp phần: lắp đặt mô hình trang trại chăn nuôi lợn thông minh (chuồng sau cai sữa 216 m2, Chuồng nuôi lợn xuất bán hơn 467 m2); phát triển hệ thống phần mềm điều hành trang trại, cung cấp vacxin, lợn giống, vật liệu chăn nuôi; đào tạo và chuyển giao công nghệ (trong và ngoài nước) về chăn nuôi công nghệ cao, quản lý dữ liệu, điều hành trang trại thông minh; xây dựng báo cáo chính sách về phát triển trang trại chăn nuôi lợn thông minh; xây dựng tài liệu dự án và marketing sản phẩm dự án.

Ông Nguyễn Quốc Toản, Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp (Giám đốc dự án phía Việt Nam) chia sẻ: Hiện nay, Việt Nam đang định hướng phát triển ngành nông nghiệp an toàn, trách nhiệm, công nghệ cao, nông nghiệp thông minh gắn với chuyển đổi số trong các lĩnh vực của nền kinh tế.

Do đó, việc đưa trang trại chăn nuôi lợn thông minh đi vào hoạt động không chỉ minh chứng cho mối quan hệ hợp tác bền chặt giữa Việt Nam và Hàn Quốc mà còn khẳng định những định hướng của Việt Nam là đúng đắn, nhận được sự ủng hộ và quan tâm của cộng đồng quốc tế.

 

Bên cạnh đó, dự án mở ra cơ hội cho các HTX, nông dân, cơ quan quản lý, doanh nghiệp chia sẻ, học tập nhiều bài học thực tiễn trong quá trình triển khai mô hình chăn nuôi lợn thông minh. Những bài học từ dự án sẽ là kinh nghiệm quý báu để triển khai hiệu quả các dự án tiếp theo.

Theo ông Lee Sung Ho, việc đưa công nghệ trang trại thông minh vào trang trại mẫu ở tỉnh Ninh Bình sẽ đem lại nhiều giá trị lớn. Ảnh: Trung Quân.

Theo ông Lee Sung Ho, việc đưa công nghệ trang trại thông minh vào trang trại mẫu ở tỉnh Ninh Bình sẽ đem lại nhiều giá trị lớn. Ảnh: Trung Quân.

Ông Lee Sung Ho, Giám đốc Dự án phía Hàn Quốc đánh giá, việc đưa công nghệ trang trại thông minh vào trang trại mẫu ở tỉnh Ninh Bình được mong chờ sẽ đem lại nhiều giá trị lớn như: góp phần vào việc sản xuất thịt lợn chất lượng cao, an toàn; giảm chi phí sản xuất, công việc cho người lao động; tăng năng suất chăn nuôi, nâng cao năng suất sinh sản của lợn, giảm tỷ lệ chết ở lợn, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn chăn nuôi.

Hiện tại, chi phí để sản xuất thịt lợn tại Hàn Quốc rất cao. Người tiêu dùng Hàn Quốc đang chi 3 USD để mua 1 kg thịt lợn. Chính vì vậy, Hàn Quốc đang phải nhập khẩu thịt lợn từ nhiều quốc gia khác nhau. Do đó, thông qua dự án lần này, hi vọng bằng việc áp dụng công nghệ trang trại thông minh, các doanh nghiệp chăn nuôi lợn của Việt Nam có thể xuất khẩu thịt lợn chất lượng cao và an toàn sang Hàn Quốc.

Lãnh đạo Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp, Cục Thú y, Cục Chăn nuôi, Viện Chăn nuôi, Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương,... và đối tác hàn Quốc bấm nút khánh thành trang trại chăn nuôi lợn thông minh. Ảnh: Trung Quân.

Lãnh đạo Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp, Cục Thú y, Cục Chăn nuôi, Viện Chăn nuôi, Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương,... và đối tác hàn Quốc bấm nút khánh thành trang trại chăn nuôi lợn thông minh. Ảnh: Trung Quân.

Ông Lee Sung Ho cũng đề xuất được hợp tác trao đổi dữ diệu trang trại chăn nuôi lợn thông minh giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Bên cạnh đó, hợp tác công nghệ giữa doanh nghiệp trang trại thông minh của Hàn Quốc với một doanh nghiệp thiết bị chăn nuôi lợn của Việt Nam. Bởi lẽ, nếu kết hợp được điểm mạnh của doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc, có thể thành lập một doanh nghiệp trang trại thông minh có sức cạnh tranh trên toàn cầu.

Đồng thời, thành lập khu vực chăn nuôi lợn chuyên sản xuất với mục đích xuất khẩu ở những vùng có điều kiện thuận lợi về sản xuất và phân phối như tỉnh Ninh Bình. Đây là một hướng đi khả thi nếu lựa chọn được khu vực an toàn trong phòng dịch và trao đổi trước về những điều kiện phòng dịch của nước nhập khẩu.