Không ngờ thanh long Bình Thuận có thể làm thành tương, "mẹ đẻ" tương thanh long là ai?
17:25 - 17/02/2022
Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh tại Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông, đỉnh mới được thiết lập
Đang nghiên cứu giống lúa giảm phát thải phục vụ Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
Thôi đốt đồng, nhà nông thêm tiền, bớt ưu phiền sức khỏe
Sản lượng nuôi trồng thủy sản ở Hòa Bình ước đạt 10 nghìn tấn
Trong lúc xuất khẩu thanh long tươi đang gặp khó, sản phẩm tương thanh long khi được thị trường chấp nhận sẽ giải quyết thêm một phần sản lượng trái tươi, tăng thêm thu nhập cho nông dân.
Độc đáo sản phẩm tương thanh long
"Mẹ đẻ" của sản phẩm tương thanh long là bà Hồ Thị Bạch Hoàng – Giám đốc HTX Thanh long Hàm Kiệm (huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận).
Bà Hoàng kể, đợt dịch Covid-19 năm 2021 ảnh hưởng nặng nề đến việc tiêu thụ trái cây, trong đó có trái thanh long Bình Thuận.
Không đành lòng nhìn thanh long chín rụng trên cành, bà nghiên cứu công thức chế biến để đa dạng hóa sản phẩm, tháo gỡ bớt áp lực xuất khẩu trái tươi.
Qua nhiều lần thất bại, đến tháng 5/2021, sản phẩm tương thanh long đỏ, tương thanh long đen với các hương vị mặn, ngọt và chua cay đã thành công.
Tại buổi tổng kết cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bình Thuận cuối năm 2021, sáng kiến tương thanh long đạt giải nhất.
Ban tổ chức cuộc thi đánh giá, tương thanh long là sản phẩm có tính đổi mới, và khả thi khi triển khai vào cuộc sống.
Ông Nguyễn Thiệp, thành viên HTX thanh long Hàm Kiệm cho biết, khi chế biến, cả thịt và hạt thanh long đều được tận dụng từ nguồn trái cây trồng theo tiêu chuẩn VietGAP của HTX.
Tương thanh long sẽ gia tăng thêm gia dinh dưỡng cho món ăn. Đặc biệt, là sản phẩm chế biến sẽ tận dụng được nguồn thanh long không đủ chuẩn xuất khẩu.
"Khi được thị trường chấp nhận, tương thanh long sẽ góp phần cải thiện kinh tế cho người trồng thanh long", ông Thiệp nói.
Tìm nhà đầu tư cho tương thanh long
Bà Hoàng chia sẻ, giải nhất cuộc thi là sự công nhận cho những nỗ lực chế biến để gia tăng giá trị cho nông sản Bình Thuận.
Tuy nhiên phát triển thị trường cho sản phẩm mới như tương thanh long vẫn gặp không ít khó khăn.
Trên thị trường vẫn quen dùng các sản phẩm tương truyền thống, giá thành thấp. Đầu năm 2022, dịch Covid-19 vẫn để lại hậu quả nặng nề lên đời sống kinh tế.
Một sản phẩm mới ra đời chưa dễ được thị trường chấp nhận. "Không phải chủ tiệm nào cũng dám nâng giá bán bát phở hay tô hủ tiếu ăn kèm kèm tương thanh long", bà Hoàng nói.
Hiện bà đang bán sỉ tương thanh long với giá 6.000 đồng/chai 270ml (tương đỏ); 7.000 đồng/chai 270ml (tương đen).
Bà Hoàng vẫn đang nỗ lực tìm kiếm thị trường và nhà đầu tư để hỗ trợ khâu vận hành và phân phối cho sản phẩm tương thanh long.
"Chúng tôi mong muốn phát triển lâu bền chứ không tạo hiệu ứng bề nổi. Vì thanh long vẫn là loại trái cây đặc thù của Bình Thuận", bà Hoàng nói.
Ông Văn Công Thới - Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ cho biết, tương thanh long là một sáng kiến thú vị. Vì nếu làm được tương thanh long, một lượng lớn thanh long sau xuất khẩu sẽ được tận dụng.
Thời gian qua, xuất khẩu thanh long gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh. Sản phẩm ra đời từ những dự án khởi nghiệp như tương thanh long sẽ khơi dậy tiềm năng trong lĩnh vực chế biến.
"Đó cũng là cách góp phần giảm bớt áp lực xuất khẩu trái tươi, đồng thời nâng cao thu nhập cho người trồng thanh long", ông Thới chia sẻ.
Nguồn: Internet