Kiểm lâm Điện Biên: Triển khai các nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2024

Kiểm lâm Điện Biên: Triển khai các nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2024

11:49 - 17/10/2024

Tỉnh Điện Biên có trên 419.000 ha rừng, phân bố trên địa bàn 128/129 xã, phường, thị trấn. Do vậy công tác quản lý, bảo vệ rừng luôn được xác định là nhiệm vụ quan trọng trong giữ gìn, bảo vệ môi trường sinh thái, chống biến đổi khí hậu và nâng cao đời sống.

Dự án nuôi trâu, bò sinh sản giúp hộ nghèo, cận nghèo chuyển đổi giống vật nuôi có giá trị kinh tế cao
Hỗ trợ hội viên nông dân nguồn vốn phát triển kinh tế
Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Làm giàu với kỹ thuật trồng xen nhiều nông sản giá trị cao
Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn
Tạo nền tảng phát triển ngành chăn nuôi bền vững

Nhằm tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, thời gian qua, ngành Kiểm lâm Điện Biên đã triển khai hiệu quả các Chỉ thị, Chương trình hành động của Trung ương và của tỉnh nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Các đơn vị tiếp tục tuyên truyền các văn bản về quản lý giống trên địa bàn; tăng cường kiểm tra, giám sát các đơn vị, cá nhân sản xuất kinh doanh giống thực hiện tốt công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.

 
 
Kiểm lâm Điện Biên: Triển khai các nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm   - Ảnh 1.

Tính đến hết ngày 30/6/2024, tỉnh Điện Biên đã trồng được 224,28 ha/246,78 ha rừng trồng thay thế của 11 dự án/13 dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, đạt 91% kế hoạch giao của UBND tỉnh. Ảnh: Thu Hường

Bên cạnh đó, ngành thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp, đảm bảo thực hiện đúng quy hoạch trên địa bàn tỉnh. Rà soát hiện trường chuẩn bị trồng rừng thay thế đối với diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo kế hoạch. Tính đến hết ngày 30/6/2024, tỉnh Điện Biên đã trồng được 224,28 ha/246,78 ha rừng trồng thay thế của 11 dự án/13 dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, đạt 91% kế hoạch giao của UBND tỉnh. Trong đó, các dự án thủy điện chiếm gần 374 ha, dự án công cộng (điện, đường, trường…) gần 216 ha.

Công tác theo dõi, cập nhật diễn biến rừng được quan tâm chỉ đạo thực hiện. lực lượng kiểm lâm đã sử dụng công nghệ viễn thám để hỗ trợ theo dõi biến động rừng, cập nhật biến động rừng; tổ chức cài đặt ứng dụng FRMS mobile 4.0 trên trang thiết bị, điện thoại cá nhân của công chức Kiểm lâm phụ trách địa bàn tại 128/128 đơn vị cấp xã có rừng để phục vụ công tác khảo sát các vị trí có biến động tăng, giảm rừng ngoài thực địa. Cùng với đó là sử dụng hiệu quả Hệ thống cảnh báo cháy rừng sớm của Cục Kiểm lâm tại https://watch.pcccr.vn/DiemChay để chủ động kiểm tra, phát hiện các vị trí có nguy cơ cháy rừng; sử dụng ảnh vệ tinh (Planet), google Map... rà soát các điểm nghi ngờ tăng, mất rừng trên địa bàn tỉnh. Đó là cơ sở để Chi cục Kiểm lâm tổng hợp lại và gửi các Hạt Kiểm lâm tổ chức kiểm tra, ngăn chặn, xử lý kịp thời và tổ chức phối hợp kiểm tra.

Ngoài ra, việc sử dụng thiết bị bay Flycam theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp cũng hỗ trợ rất nhiều trong công tác quản lý và bảo vệ rừng.

Kiểm lâm Điện Biên: Triển khai các nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm   - Ảnh 2.

Lực lượng kiểm lâm đã sử dụng công nghệ viễn thám để hỗ trợ theo dõi biến động rừng, cập nhật biến động rừng. Ảnh: Thu Hường

Để tiếp tục bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có. Thời gian tới, ngành Kiểm lâm tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm công tác quản lý, bảo vệ rừng cuối năm 2024 trên địa bàn quản lý. Đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc cập nhật theo dõi diễn biến rừng năm 2024 trên địa bàn tỉnh đảm bảo theo quy định tại Thông tư số 33/2018/TT￾BNNPTNT ngày 16/11/2018, sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 16/2023/TT￾BNNPTNT ngày 15/12/2023 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, biểu mẫu báo cáo theo quy định tại Phụ lục IV Thông tư số 16/2023/TTBNNPTNT ngày 15/12/2023 của Bộ Nông nghiệp và PTN, thời gian thực hiện chốt số liệu rà soát diễn biến rừng ngoài thực địa (trước 30/10/2024).

Kiểm tra, kiểm soát các điểm nóng về phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển, tàng trữ và công tác PCCCR; kiểm soát chặt chẽ khâu lưu thông, hồ sơ lâm sản; phối hợp với các lực lượng chức năng thực hiện truy xuất, xác định rõ nguồn gốc lâm sản đối với các trường hợp có dấu hiệu vi phạm Luật Lâm nghiệp; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật trên địa bàn toàn tỉnh.

Đôn đốc các Hạt Kiểm lâm huyện, thành phố, thị xã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về quản lý bảo vệ, phát triển rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về Lâm nghiệp; Tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ: các dự án có chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác (đặc biệt là các dự án chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên); kiểm tra công tác quản lý diện tích rừng sau khi bị cháy, bị phá góp phần làm giảm các hành vi vi phạm về Luật Lâm nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh (giảm về số vụ và mức độ thiệt hại).

Kiểm lâm Điện Biên: Triển khai các nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm   - Ảnh 3.

Nhằm tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, thời gian qua, ngành Kiểm lâm đã triển khai hiệu quả các Chỉ thị, Chương trình hành động của Trung ương và của tỉnh nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Ảnh: Thu Hường

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin: Trong theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp (các điểm biến động tăng, giảm rừng), theo dõi tuần tra rừng, dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng, quản lý rừng, công tác tuyên truyền đảm bảo chấp hành pháp luật về Lâm nghiệp; Tăng cường triển khai, đôn đốc thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Đôn đốc các đơn vị xây dựng, tổ chức triển khai có hiệu quả kế hoạch, Phương án PCCCR; củng cố các tổ đội PCCCR cấp thôn, bản; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, công cụ, phương tiện để ứng phó khi có tình huống cháy rừng xảy ra.

Phối hợp theo dõi, tổng hợp báo cáo kết quả và giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong công tác giao đất, giao rừng và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp giai đoạn 2019-2023, theo Kế hoạch số 397/KH-TGV ngày 07/3/2022.